BIỆN PHÁP THI
CÔNG LẮP ĐẶT ỐNG LUỒN DÂY ĐIỆN, ÂM TƯỜNG,
ĐI NỔI, ĐẾ ÂM CHO
CÔNG TẮC, Ổ CẮM, TỦ ĐIỆN ÂM TƯỜNG
A. BIỆN
PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT ỐNG LUỒN DÂY ĐIỆN, ÂM TƯỜNG, ĐI NỔI, ĐẾ ÂM CHO
CÔNG TẮC, Ổ CẮM, TỦ ĐIỆN ÂM TƯỜNG
I.
CÔNG
TÁC CHUẨN BỊ:
1.
Lập
bản vẽ thi công:
- Dựa vào bản vẽ thiết kế cơ sở và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà
thầu lập bản vẽ shop thi công lắp đặt các hạng mục liên quan.
- Bản vẽ shop thi công được Tư Vấn Giám Sát, QLDA thẩm duyệt.
- Sau khi bản vẽ được phê duyệt, nhà thầu kiểm tra lại bản vẽ thi công, bóc
tách khối lượng vật tư cần sử dụng.
- Kỹ sư giám sát triển khai bản vẽ được phê duyệt cho đội trưởng ,nhóm thi
công, cùng nhau nghiên cứu đưa đưa ra phương án thi công tối ưu nhất.
2.
Chuẩn
bị vật tư:
- Dựa vào tiến độ thi công chi tiết để dự trù vật tư cho từng giai đoạn.
- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công.
- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu.
- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình.
- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt
- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết.
- Mời TVGS & đại diện Chủ Đầu Tư nghiệm thu vật liệu đầu vào.
- Tiến hành cho nhập kho.
3.
Mặt
bằng thi công :
- GSKT, Đội trưởng thi công khảo sát kỹ mặt bằng,điều kiện làm việc, nguồn
điện, nước tạm phục vụ cho quá trình làm việc. Đồng thời tổ chức kết hợp với
các đơn vị khác mà không ảnh hưởng đến việc thi công.
- Vị trí làm việc phải đảm bảo được sự an toàn thì mới tiến hành cho thi
công, nếu không đạt yêu cầu đội trưởng thông báo lại cho kỹ sư giám sát để có
biện pháp giải quyết.
4.
Bố
trí nhân lực:
- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết.
- Công nhân thi công phần ống luồn cho hệ thống điện, điện nhẹ sẽ được chia
theo từng đội, nhóm.
Ví dụ một
đội điển hình như sau: ( Có thể thi công đồng thời 5 căn/tầng).
§ Mỗi đội từ 15 đến 20
người.
§ Mỗi nhóm từ 2 đến 3
người.
5.
Dụng
cụ thi công:
-
Danh sách số lượng dụng cụ thi công phần ống luồn âm
sàn:
- Bảng liệt kê thiết
bị, phương tiện thi công cho từng nhóm, đội.
Số
tt |
Tên
thiết bị & dụng cụ thi công |
Công suất (w) |
Đơn
vị |
Số
lượng |
Ghi
chú |
1 |
Máy bắn laser |
|
cái |
cấp
đủ |
Cấp đủ và có dự phòng
để đảm bảo thi công |
2 |
Máy cắt tường |
1800 |
cái |
cấp
đủ |
nt |
3 |
Máy khoan đục bê tông |
860 |
cái |
cấp
đủ |
nt |
4 |
Máy khoan bê tông |
850 |
cái |
cấp
đủ |
nt |
5 |
Máy khoan sắt ( cầm
tay ) |
850 |
cái |
cấp
đủ |
nt |
6 |
Kìm cắt sắt |
|
cái |
cấp
đủ |
nt |
7 |
Kìm bấm |
|
cái |
cấp
đủ |
nt |
8 |
Thước mét |
|
cái |
cấp
đủ |
nt |
9 |
Thang chữ A ghế gỗ |
|
cái |
cấp
đủ |
nt |
10 |
Dàn giáo thi công |
|
bộ |
cấp
đủ |
nt |
11 |
Cưa tay |
|
cái |
cấp
đủ |
nt |
12 |
lò xo uốn ống |
|
cái |
cấp
đủ |
nt |
13 |
Dụng cụ khác |
|
lô |
cấp
đủ |
nt |
14 |
Vật tư phụ phục vụ thi
công |
|
lô |
cấp
đủ |
nt |
II.
BIỆN
PHÁP THI CÔNG:
1.
Qui trình thi công.
2.
Xác định vị trí
Nghiệm
thu với đơn vị trắc đặt trục tọa độ và cốt cao độ của sàn hoàn thiện.
Căn
cứ vào mốc được định vị chuẩn sau khi nhận bàn giao để xác định tọa độ các vị
trí thi công làm cơ sở để xác định vị trí, tuyến đi của hệ thống ống luồn dây.
Sử
dụng máy laze xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp livo để xác định toạ độ,
kích thước và vị trí của ống điện âm tường đế âm và tủ điện theo bản vẽ thi
công đã được phê duyệt.
Cốt
cao độ so với sàn hoàn thiện tại các khu vực
Sử
dụng máy lazer xác định vị trí, cao độ
Hình
ảnh định vị vị trí cắt đục bằng máy laze
3.
Xác định vị trí ống,
box , tủ điện âm tường.
- Sử dụng máy bắn laser xác định vị trí hoặc dùng thước kết hợp thước cân
thủy để xác định toạ độ, kích thước bản vẽ thi công ống luồn dây, tủ điện, đế
âm. Căn cứ vào mốc được định vị chuẩn sau khi nhận bàn giao để xác định tọa độ
các vị trí thi công làm cơ sở để xác định vị trí, tuyến đi của hệ thống ống
luồn dây, tủ điện, đế âm.
Chi
tiết lắp đặt ống âm tường điển hình
4. Bật
mực lấy dấu vị trí cắt đục tường.
Hình ảnh đánh dấu vị trí
trên tường ( Ví dụ: Cho đế âm, ống luồn dây).
Sau khi dùng máy laze xác định được
vị trí và cao độ của vị trí đi ống âm tường, đánh dấu hai
điểm đầu và cuối để tiến hành bật mực đánh dấu.
Sử dụng livo để kiểm tra lại độ nghiêng đường mực
Sau khi định vị các vị trí cắt đục tường đi ống âm thì
sẽ mời các bên nghiệm thu Tư vấn giám sát, Ban quản lý dự án sau đó mới tiến
hành cắt, đục.
5.
Cắt khoét tường, vách.
- Sau khi xác định vị trí cần cắt, khoét trên tường, vách ta tiến hành dùng
máy cắt để cắt các mạch.
- Máy cắt được sữ dụng là máy cắt tường chuyên dụng.
- Công tác cắt đục xong phải tiến hành dọn vệ sinh sạch khu vực thi công để
chuẩn bị công tác lắp ống.
- Đường cắt được quy định như sau:
§ Đối với trường hợp 1
ống: Mạch cắt trên tường, vách rộng hơn
đường kính ống 10mm (Cắt rộng hơn mép ngoài của ống là 5 mm – một bên).
§ Đối với trường hợp 2 ống trở lên: Mạch cắt trên tường, vách rộng hơn khoảng
cách giữa 2 mép ngoài cùng của các ống 10mm (Cắt rộng hơn mép ngoài của 2 ống
ngoài cùng là 5 mm – một bên).
Lưu ý:
§ Khoảng cách từ mép ngoài
của ống đến mặt hoàn thiện 15mm ->
20mm.
§ Đoạn cắt bê tông sâu tối
đa 20mm.
§ Khi cắt bê tông phải có
dưỡng để khống chế độ sâu vết cắt.
Hình ảnh Vết cắt trên
tường gạch và đà bê tông
Hình ảnh Cắt Đục trên
tường, Đà bê tông.
Hình ảnh dọn vệ sinh sau
khi cắt đục (Dọn dẹp cho vào tải để chuyển xuống dưới)
6.
Đặt ống âm tường.
Sau khi đã cắt khoét tường ta tiến hành
lắp ống âm tường, sữ dụng đinh hoặc vít cấy để cố định ống.
Sau khi lắp đặt và cố định ống xong sẽ tiến hành kiễm tra nội bộ định vị các vị trí cắt đục tường đi ống âm thì
sẽ mời các bên nghiệm thu Tư vấn giám sát, Ban quản lý dự án sau đó mới tiến
hành cắt, đục.
7.
Trám hồ và đóng lưới.
Sau khi nghiệm thu công tác lắp ống âm
tường xong, tiến hành công tác trám hồ đường ống, lưu ý phải tưới nước trước
khi trám hồ.
Khoảng cách từ mép cắt ra tới
mép lưới ngoài của lưới là 50mm.
.
8.
Đối với các tuyến ống
luồn dây đi nổi.
Sau khi xác định các vị trí, tuyến đi của
ống luồn dây, công nhân sẽ gia công các đoạn ống phù hợp với từng vị trí,
phương pháp gia công cụ thể như sau:
- Ống luồn dây được cắt bằng cưa tay, hoặc kèm cắt ống pvc .
- Dùng lò xo uốn ống để uốn ống luồn.
- Nối các đoạn ống với nhau bằng măng xông .
- Cố định ống luồn bằng kẹp ống (khoảng cách giữa các kẹp cố định ống từ
800mm đến 900mm một cái).
- Cố định hộp chia ngã bằng vít nở.
- Cố định đế âm, hộp nối bằng nối ren và đầu vặn răng .
- Sau mỗi lần đặt xong 1 tuyến ống người thi công có trách nhiệm dùng bản
vẽ thi công kiểm tra cẩn thận để đảm bảo không nhầm lẫn giữa các tuyến ống với
nhau. Sau đó dùng sơn để đánh dấu tuyến ống.
v
Cách đánh dấu màu sơn
trong căn hộ như sau:
- Đối với loại ống cho hệ thống chiếu sáng -> Đánh dấu màu Xanh dương.
- Đối với loại ống cho hệ thống ổ cắm -> Đánh dấu màu Xanh lá cây.
- Đối với loại ống dùng cho hệ thống điện nhẹ -> Đánh dấu màu Vàng.
- Đối với loại ống dùng cho hệ thống truyền hình -> đánh dấu màu Đen.
- Đối với loại ống dùng cho hệ thống Emercency và hệ thống Exit -> đánh dấu màu Nâu.
* Chú ý: Trong quá trình thi
công những vị trí thi công nào không đảm bảo an toàn nhà thầu có trách nhiệm
báo lại cho nhà thầu xây dựng, TVGS, ban QLDA để xử lý, gia cố kịp thời.
Hình ảnh
lắp đặt ống luồn dây trên trần trong căn hộ.
Hình ảnh
điển hình ống qua dầm tầng hầm
9.
Bảo vệ ống luồn, đế âm,
hộp nối.
- Đối với các ống luồn có đầu để chờ sẽ dung bang keo bịt làm kín 2 đầu để
hạn chế vật liệu lọt vào phía trong làm tắc ống .
- Với đế âm,hộp nối ta sẽ dùng mút hoặc nắp tôn bịt để không cho vật liệu
rơi vào.
- Sau khi hoàn thành lắp đặt ống luồn ta tiến hành trát vữa bằng mặt gạch
hoặc không vượt quá mốc trát hoàn thiện, sau đó đóng lưới và bàn giao cho bên
xây dựng. Trát hoàn thiện trả mặt bằng (đối với bức tường đã hoàn thiện) .
- Đối với những phần ống đi âm trong tường sau khi lắp đặt xong phải kéo
dây mồi nilon để làm dây mồi sau này kéo dây và để kiểm tra tránh trường hợp bị
vật lạ lọt vào ống luồn dây.
- Vệ sinh bề mặt các đầu chờ, mặt đế âm.
- Vệ sinh khu vực thi công.
10. Nghiệm
thu.
- Nghiệm thu nội bộ giữa kỹ sư giám sát và đội trưởng thi công.
- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS và Ban quản lý Chủ đầu tư.
- Nghiệm thu với TVGS và Ban quản lý Chủ đầu tư.
- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.
I.
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN
TOÀN LAO ĐỘNG, PCCC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1.
Những quy tắc chung về
ATLĐ, PCCC & VSLĐ.
-
Mọi công nhân và
kỹ sư nhà thầu tham gia thi công trên công trường sau khi được học về an toàn
đều phải cam kết với người sử dụng lao động về việc thực hiện các qui định về
an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường. Khi thi công trên
công trường phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động trên công
trường đồng thời nắm vững các qui định an toàn về trang thiết bị bảo hộ lao
động, qui định phòng cháy chữa cháy, sử dụng điện, hàn cắt áp lực và làm việc
trong công trường xây dựng. Phải sử dụng đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động đã
được trang bị. Phải kiểm tra an toàn trước khi vào khu vực thi công.
-
Một giám sát viên
an toàn sẽ được bố trí có mặt thường xuyên trên công trường để giám sát, hướng
dẫn công nhân thực hiện các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và
vệ sinh môi trường, ngăn chặn kịp thời mọi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn lao động
trên công trường đồng thời phối hợp với những người có trách nhiệm để giải
quyết các vụ việc tai nạn lao động nếu xảy ra.
-
Giám sát viên an toàn có quyền cho ngừng thi công của các
tổ đội nếu phát hiện vi phạm nội qui an toàn lao động hoặc phòng chống cháy nổ.
-
Tại những nơi trên công trường có lỗ xuyên sàn như thang
máy, hộp kỹ thuật…hoặc những nơi có điện thế cao như vị trí đặt máy hàn, sẽ
cho tiến hành rào lại và cắm biển báo nguy hiểm.
-
Những nơi có nguy cơ bị các vật dụng rơi từ trên cao xuống
cần phải bao bọc bằng mành lưới hoặc các biện pháp bảo vệ khác.
-
Khi thực hiện lắp đặt những bộ phận trên độ cao từ 2 mét
trở lên tính từ mặt sàn phải sử dụng
giàn giáo có lan can và tấm sàn đúng qui định kỹ thuật an toàn; công nhân phải
đeo dây an toàn.
-
Các trang thiết bị thi công sử dụng điện phải đảm bảo các
an toàn kỹ thuật, tránh rò điện, phóng điện. Hàng ngày, trước khi triển khai
công việc, phải kiểm tra các thiết bị điện, dây điện, nếu thấy không an toàn
phải xử lý ngay.
-
Không trải dây điện trên sàn nhà, dây điện thi công phải
được treo cao so với mặt sàn 2 mét trở lên.
-
Mặt bằng lắp đặt phải đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng,
dễ thoát khi có sự cố.
-
Sàn lắp đặt phải bằng phẳng, không trơn trượt và làm
bằng vật liệu không cháy. Rãnh đặt đường ống , cáp điện phải được đậy kín, chắc
chắn.
-
Khi hàn ở trong phòng kín phải có quạt thông gió hoạt
động. Nếu không phải mở hết cửa thông gió với ngoài trời. Chỉ có người có giấy
chứng nhận hàn mới được thực hiện các công tác hàn.
-
Các máy hàn điện, hàn hơi đều phải để ở vị trí thông
thoáng, dễ phát hiện và dễ xử lý khi có sự cố.
-
Bình chứa ôxy và bình chứa axetylen phải để cách nhau với
khoảng cách tối thiểu là 5 mét.
-
Mỗi nhà kho tạm và văn phòng tại công trường đều được
trang bị bình chữa cháy CO2 và các trang bị phòng hộ lao động. Cấm chứa xăng,
dầu hoặc hoá chất độc hại, dễ cháy, dễ gây nổ.
-
Không hút thuốc lá trong khi làm việc, trong khi đi lại
trên công trường. Chỉ hút thuốc lá đúng nơi qui định.
-
Tất cả các nguyên vật liệu dễ cháy phải được chứa trong
các kho chống cháy tại khu vực được chỉ định phía bên ngoài khu vực thi công.
Không được để bất kỳ vật dụng dể cháy nổ nào tại khu vực đang thi công.
-
Sau mỗi ngày lao động, giám sát viên an toàn sẽ tổ chức
cho các công nhân dọn vệ sinh mặt bằng thi công, dọn sạch các phế thải chuyển
đến nơi qui định, đảm bảo vệ sinh công nghiệp tại hiện trường đồng thời chuẩn
bị tốt cho việc thi công nhanh chóng và an toàn cho ngày hôm sau. Vật tư, vật
liệu và
dụng cụ thi công phải được sắp xếp ngăn nắp, có kho chứa không được để bừa bãi
ảnh hưởng tới việc đi lại, thi công.
2.
An toàn sử dụng điện
và các thiết bị điện:
-
Toàn bộ công nhân khi làm việc ở gần khu vực có
điện và với các thiết bị điện đều phải tuân thủ chặt chẽ các quy
định về an toàn sử dụng điện.
-
Các thiết bị điện, dây dẫn điện phải được đấu
cẩn thận và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng đúng kỳ hạn và được dán
tem an toàn hàng tháng.
-
Các hộp điện phải được đặt trên giá cao hơn mặt
đất ít nhất là 50 cm, có mặt thao tác hướng ra ngoài kèm theo biển báo
nguy hiểm.
-
Các đường dây điện phục vụ công tác thi công phải sử dụng
dây có lõi mềm và dược cuộn thành lô.
-
Không được phép rải dây điện, dây cáp qua đường giao
thông trong công trường mà không có ống bảo vệ.
-
Ngắt cầu dao tổng và chắc chắn rằng nguồn điện đã được
cắt hoàn toàn trước khi thực hiện bất cứ việc sửa chữa gì trên các thiết bị sử
dụng điện.
-
Không bao giờ sờ tay ướt vào các thiết bị sử dụng điện.
-
Không được phép rút phích cắm khỏi ổ cắm bằng cách kéo
căng dây.
-
Không được phép dùng chung nhiều phích cắm cho một ổ cắm
-
Không được phép di chuyển các vật kim loại dài (ống nước,
thang nhôm…) gần đường dây điện trên không.
-
Nếu thấy có sự cố với các thiết bị và dụng cụ
điện cần phải báo cáo ngay cho cán bộ phụ trách điện và an toàn điện để
xử lý kịp thời.
3.
Công tác khoan, đục,
cắt tường:
-
Trước khi khoan, đục, cắt tường cần kiểm tra sự hoạt động
bình thường của máy khoan, máy cắt, mũi khoan, lưỡi cắt.
-
Công nhân phải được trang bị khẩu trang, mũ bảo hộ, kính
bảo hộ.
-
Trong trường hợp làm việc trên cao quá 2 tầm giáo phải
đeo dây an toàn
4.
Công tác phát sinh nhiệt:
-
Phải kiểm tra máy hàn, kìm hàn trước khi tiến hành công
việc.
-
Công nhân hàn phải trang bị kính hàn, giầy hoặc ủng cao
su.
-
Các giá đỡ, neo ống hay cấu kiện phải được kiểm tra chắc
chắn đảm bảo không bị ảnh hưởng do nhiệt phát ra từ quá trình hàn.
-
Phải có những tấm lót, che chắn thích hợp tại các vị trí
thi công giảm thiểu tối đa rủi ro bỏng do xỉ hàn hoặc các kết cấu phát nhiệt.
-
Tại các vị trí kín gió phải có biện pháp thông gió trong
qua trình hàn cắt.
-
Các vật liệu thừa, xỉ hàn, đầu mẩu que hàn phải được thu
dọn ngay sau khi quá trình hàn cắt kết thúc.
5.
An toàn phòng cháy chữa
cháy:
Các nguyên nhân phát sinh cháy nổ
trong quá trình thi công là rất nhiều, sau đây là các biện pháp của nhà thầu
nhằm hạn chế tối đa rủi ro cháy nổ trong qua trình thi công công trình.
Các
nguyên nhân cháy nổ do điện, phóng điện
-
Tuyệt đối không để các thiết bị điện phải làm việc quá
tải so với định mức cho phép.
-
Không để các thiết bị truyền tải điện tại những nơi ẩm
thấp, ướt.
-
Không được phép để cáp điện, dây điện phục vụ thi công
trầy xước, dập nát do các nguyên nhân cơ học.
-
Không để các chất dễ cháy nổ gần những nơi có khả năng sẽ
phát sinh tia lửa điện.
-
Không để các loại hoá chất có khả năng ăn mòn gần các
thiết bị điện, dây điện
-
Phải có biện pháp chống sét đánh trực tiếp tại các hạng
mục thi công ngoài trời.
Các
nguyên nhân cháy nổ do lửa, nhiệt hàn
-
Không để các vật liệu dễ cháy gần nơi thực hiện thao tác
hàn nhiệt, trường hợp không thể phải có biện pháp che chắn và cách nhiệt thích
hợp.
-
Tại xưởng hàn hay nơi thực hiện thao tác hàn phải trang
bị các bình bột chữa cháy xách tay.
-
Không hút thuốc lá trong công trường
-
Phân loại các loại vật tư theo mức độ nguy hiểm cháy nổ
tại các khu vực để bảo quản
Các
nguyên nhân cháy nổ do khí gas, hoá chất
-
Thường xuyên thực hiện thông gió vệ sinh cưỡng bức cho
các khu vực có khả năng tụ khí gas.
-
Các bình áp lực gas, axetylen, ô xy phải trang bị van an
toàn và thường xuyên kiểm tra.
-
Các đường ống dẫn khí gas, axetylen, ô xy cần thường
xuyên kiểm tra.
-
Các thiết bị hàn cắt sử dụng khí phải kiểm tra kỹ lưỡng
trước khi sử dụng.
-
Các thiết bị áp lực phải có các đồng hồ chỉ báo.
6.
Biện pháp đảm bảo an
ninh trật tự:
-
Trong quá trình thi công phải chấp hành đúng các quy định
của địa phương và nhà nước.
-
Cùng tham gia phối hợp với địa phương để giữ gìn an ninh
trật tự tại khu vực công trình.
-
Nghiêm cấm việc tổ chức bài bạc, rượu chè, gây gổ đánh
nhau trong công trường
-
Không được ăn ở, nấu nướng trên công trường.
-
Chấp hành nội quy công trường.
-
Hàng ngày kiểm tra trang bị bảo hộ cá nhân trước khi vào
công trường.
No comments:
Post a Comment