Biện Pháp Thi Công Cấp Thoát Nước Cho Nhà cao tầng - revit mep huy hoang

REVIT MEP HUY HOANG

Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

C:\Users\tuyen\Desktop\SCAN\0. Ảnh công trình

REVIT MEP HUY HOANG

REVIT MEP HUY HOANG
Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

Friday 10 May 2024

Biện Pháp Thi Công Cấp Thoát Nước Cho Nhà cao tầng

PHẦN A.    

 I.        BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG ỐNG CẤP NƯỚC

1.     Công tác chuẩn bị

1.1.    Lập tiến độ

-       Nhà thầu tiến hành lập tiến độ bao gồm các mục sau :

+ Tiến thi công lắp đặt chi tiết

+ Tiến độ đệ trình vật tư, tiến độ nhập vật tư

+ Tiến độ và danh mục bản vẽ

1.2.    Lập bản vẽ thi công

-     Căn cứ vào bản vẽ thiết kế ,chỉ dẫn kỹ thuật ban hành và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công hệ thống cấp nước.

-     Căn cứ vào hồ sơ duyệt vật liệu.

-     Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

ü  Sơ đồ nguyên lý cấp nước trong nhà , cấp nước hạ tầng

ü  Mặt bằng đi ống và hệ thống van vòi cấp nước trục đứng,hành lang căn hộ, cấp nước căn hộ, cấp nước hạ tầng.Bản vẽ thể hiện định vị tuyến ống trên mặt bằng, cao độ lắp, thứ tự lớp và khoảng cách giữa các ống, loại ống và chi tiết giá đỡ, nẹp ống, phụ kiện.

ü  Mặt bằng định vị thiết bị thể hiện vị trí , cao độ lắp, thứ tự và khoảng cách giữa các thiết bị .

ü  Các chi tiết lắp đặt phòng bơm, bồn nước và các chi tiết lắp đặt điển hình.

-     Bản vẽ thi công được BQLDA,TVGS thẩm duyệt.

1.3.    Chuẩn bị vật tư

-     Căn cứ vào tiến độ nhập vật tư và bản vẽ được phê duyệt, tiến hành bốc tách khối lượng và đặt hàng vật tư theo chủng loại đã được phê duyệt.

-     Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công.

-     Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết.

-     Mời BQLDA,TVGS nghiệm thu vật liệu đầu vào.

-     Tiến hành cho nhập kho.

1.4.    Chuẩn bị vật tư thiết bị máy móc thi công

STT

CHỦNG LOẠI

HÌNH ẢNH

1

Máy cắt cầm tay



2

Máy khoan



3

Dụng cụ cầm tay



4

Búa, cưa cầm tay…



5

Máy hàn điện



6

Máy bắn tia laser



7

Kéo cắt ống



8

Máy cắt tường



9

Máy hàn nhiệt PPR



10

Máy hàn HDPE tự động thủy lực



11

Máy bơm test áp đến 20bar



12

Dây nguồn và các vật tư thiết bị khác

 

 

1.5.    Chuẩn bị mặt bằng

-     Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu tổ chức giao nhận mặt bằng thi công bao gồm công tác vệ sinh mặt bằng sạch sẽ , các lỗ mở kết cấu ,công tác MEP phần thô liên quan .

1.6.    Biện pháp an toàn thi công

-     Giàn giáo, chống, cùm, thang, sàn thao tác, lan can, dây chằng, bánh xe... (tùy điều kiện lắp đặt);

-     Dây đai an toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu);

-     Kính đeo mắt an toàn cho công tác khoan cắt;

-     Kiểm tra an toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay (nếu có yêu cầu), dây nguồn và thiết bị cấp nguồn điện thi công;

-     Giày, nón bảo hộ và găng tay;

-     Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu);

1.7.    Bố trí nhân lực

-     Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết.

-     Giám sát kỹ thuật và đội trưởng thi công khoảng 2 đến 4 người

-     Công nhân thi công phần cấp nước nhân lực khoảng 10 đến 15 người.

2.     Biện pháp thi công hệ thống cấp nước trong nhà

Quy trình lắp đặt ống cấp nước :

-     Bước 1: Kiểm tra khu vực làm việc đủ không gian cho việc lắp đặt ống cấp nước

-     Bước 2: Triển khai bản vẽ thi công và phương pháp thi công cho tất cả công nhân.

-     Bước 3: Vận chuyển vật tư, thiết bị và dụng cụ tới khu vực thi công.

-     Bước 4: Đánh dấu vị trí đường ống âm tường , đường ống đi trên trần .

-     Bước 5: Thi công ty treo , giá đỡ đối với ống nước cấp trên trần và trục đứng. Tiến hành cắt, đục tường thi công ống âm tường cấp nước cho các thiết bị lavabol, bồn tiểu, bồn cầu..

-     Bước 6: Lắp đặt ống nước cấp và hệ thống van trên đường ống .

-     Bước 7: Thử kín và nghiệm thu với TVGS/BQLDA.

2.1.    Thi công ống cấp âm tường

-     Cắt lớp tường gạch với độ sâu và độ rộng tường cắt phụ thuộc vào kích thước ống đặt chờ.

Đường kính ống PPR

Chiều rộng (mm)

Chiều sâu (mm)

ø 20

50

30

ø 25

60

40

-       Định vị chặt ống chờ sát vách tường bằng đinh, kẽm và trám trét vữa điểm để cố định ống ;tiến hành thử kín ,nghiệm thu đạt cho trám trét toàn bộ đường ống .Đối với ống nước cấp trong khu vực WC thì không cần đóng lưới .Đối với các khu vực khác thì thực hiện thao tác đóng lưới thép loại lưới mắt cáo mềm lên mặt tường tại vị trí ống âm tường tái lập đảm bảo liên kết khi tô trát vữa vào tường không tạo rãnh nứt. Bề rộng lưới thép phải rộng hơn đường viền cắt tường 100mm về mỗi bên. Lưới thép được giữ, ép chặt sát tường gạch bởi đinh thép dài 20 – 30 mm. Sau đó bàn giao tường cho bên xây dựng tô vữa hoàn thiện.

2.2.    Thi công ống nước cấp trên trần ,trục đứng
2.2.1    Thi công ty treo, giá đỡ :

-     Dùng bút, sơn đánh dấu  các điểm đã xác định, và khoan ty để căng dây thẳng theo bản vẽ thi công. Việc đánh dấu phải chính xác, rõ ràng để hàng ty treo giá đỡ ống thoát nước phải theo đúng hướng trong bản vẽ thi công.

-     Khoảng cách ty treo ,giá đỡ ống như bảng sau :

Đường kính ống PPR

DN(D)

Khoảng cách gối đỡ ống ngang (m)

Khoảng cách gối đỡ ống đứng (m)

Ty treo/ tắc kê

DN15(D20)

0.8

1.0

Ty 8/M8

DN20(D25)

0.9

1.0

Ty 8/M8

DN25(D32)

1.0

1.0

Ty 8/M8

DN32(D40)

1.2

1.8

Ty 8/M8

DN40(D50)

1.2

2

Ty 10/M10

DN50(D63)

1.2

2.5

Ty 10/M10

DN65(D75)

1.2

2.5

Ty 10/M10

DN80(D90)

1.5

3.2

Ty 10/M10

DN100(D110)

1.5

3.2

Ty 10/M10

DN125(D140)

1.5

3.2

Ty 10/M10

DN150(D160)

1.5

3.2

Ty 10/M10

DN200(D225)

1.5

3.2

Ty 12/M12

 







Hình ảnh – Chi tiết treo ống nước cấp

2.2.2    Phương pháp hàn ống PPR

-     Trước hết ta tiến hành vệ sinh các đầu ống cần hàn (bên trong và bên ngoài) bằng dẽ khô.









 

 


 

 

 

 




 

 

 



-     Đối với ống có đường kính DN75 thì phải sử dụng ép bằng máy chứ không thể ép bằng tay.   





 

-     Đối với ống có đường kính 110 thì chúng ta hàn đối đầu trực tiếp và ép bằng hơi.

 



2.2.3    Phương pháp kết nối hàn ống Inox 304

-     Công nhân thực hiên công tác hàn phải là công nhân chuyên nghiệp được đào tạo và có chứng chỉ nghề hàn.

-     Tiến hành cắt ống theo bản vẽ thi công, cạnh của ống được mài góc phù hợp với tiêu chuẩn AWS. Sau khi cắt, vệ sinh 2 mép của ống (phía ngoài và phía trong),làm sạch ống.

-     Sử dụng phương pháp hàn bằng hồ quang điện sử dụng que hàn Inox bọc thuốc có đường kính phù hợp với độ dày ống . Que hàn được sử dụng phải khô.

-     Hàn đính chấm 4 diểm đối xứng nhau đường ống với dường ống hoặc đường ống với  phụ kiện ống theo bản vẽ ,khoảng cách đính giữa hai mối ống phụ thuộc vào đường kính và độ dày của ống .

-     Mối hàn sẽ được thực hiện 1 hoặc 2 lớp.

 


 


 

Độ dày (t)

3.6mm < t < 5mm

5mm< t < 6mm

Góc nghiêng (α)

600 ÷ 700

600 ÷ 700

Chiều cao (R)

1.0 ÷ 3.0mm

1.0 ÷ 3.0mm

Khoảng cách (G)

1.2 ÷ 2.8mm

2.5mm ÷ 3.2mm

 

-          Xỉ hàn và bụi sau khi hàn phải được loại bỏ hoàn toàn bằng bàn chải thép khi mối hàn đã nguội. Để xử lý các vết cháy màu xanh hoặc đen trên bề mặt inox dung axit tẩy mối hàn BM5000.

-          Mối hàn đạt yêu cấu khi ống và phụ kiện phải khớp và đúng, bề mặt phải được làm sạch hoàn toàn, mối hàn đều .

-          Sau khi hoàn tất công tác hàn tiến hành test nước và nghiệm thu với TVGS/BQLDA .

-          Chú ý: Chiều rộng của mối hàn tùy thuộc vào độ dày của đường ống.



Hình ảnh – Mối hàn Inox bằng que Inox bọc thuốc

2.3.    Biện pháp thi công ống cấp nước xuyên tường ,sàn:

-     Đối với các đường ống cấp nước xuyên tường căn hộ sàn không đặt ống lồng .Sau khi lắp ống tiến hành trám trét bằng vữa xi măng thường.



-     Đối với các đường ống cấp nước xuyên tường, sàn chống cháy lan đặt sleeve lớn hơn 1 cấp theo bảng quy định bên dưới.



 

 



Hình ảnh – Chi tiết sleeve ống nước cấp xuyên tường , sàn khu vực chống cháy lan

3.     Thi công lắp đặt ống đi âm, ngoài nhà

-     Vận chuyển đường ống và phụ kiện HDPE đến vị trí thi công.

-     Định vị toạ độ và chiều dài tuyến ống dựa trên bản vẽ đã được duyệt.

-     Đào mương theo tuyến ống cần lắp và kiểm tra độ dốc cho đường ống ( đối với ống nước thoát).

-     Gia cố nền đất theo quy định nếu điều kiện nền đất không ổn định (nếu cần thiết).

-     Kiểm tra chiều sâu của mương cho đến khi đạt được độ cao yêu cầu.

-     Đặt các gối đỡ ống theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có)

-     Vận chuyển các ống và phụ kiện vào mương dựa theo bản vẽ đã được duyệt và tiến hành hàn ống.

3.1.    Kỹ thuật đào mương ống

-     Đào thủ công

ü  Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với những công trình nhỏ (lắp đặt ống ngánh..), phạm vi thi công chật hẹp, không có mặt bằng để vận hành xe đào.

ü  Dụng cụ thi công

+  Đối với đất cấp 2, 3: dùng cuốc chim, xà beng.

+  Đối với đất cấp 1: dùng vá, len, xẻng

ü  Cách đào: Dùng cúp chim, xà beng đào phá vỡ lớp đấp theo từng lớp. Đất được đào lên phải cách mép mương đào khoảng 0,2m để tránh rơi đất trở lại.

-      Đào cơ giới

ü  Phạm vi áp dụng: đối với những phui đào có quy mô lớn, đảm bảo mặt bằng.

ü  Thiết bị: Xe đào

 


-    


Cách đào mương

ü  Mương đào phải đào đúng độ sâu quy định theo thiết kế, nếu mương đào sâu hơn thiết kế cho phép phải lấp lại bằng đất mịn hoặc cát đến độ sâu quy định, tưới nước đầm kỹ để tránh bị lún làm lệch tuyến ống.

ü  Đáy mương đào phải được dọn dẹp sạch sẽ, bằng phẳng. Tại các vị trí đấu nối ống, mối nối, phải đào sâu hơn đáy mương 0,1m để toàn bộ thân ống được tiếp xúc trên đáy mương.



Hình ảnh – Chi tiết lắp ống cấp nước HDPE dưới mặt đất

3.2.    Công tác hàn ống

-     Công tác chuẩn bị

ü  Mở điện máy hàn.

ü  Thao tác đưa ống HDPE vào máy hàn.

ü  Điều chỉnh các con lăn và đỉa định vị ống. Kiểm tra độ đồng tâm của ống.

ü  Kẹp chặt ống.



Hình ảnh – Lắp ống cần hàn vào máy hàn

-     Làm phẳng bề mắt mối hàn.

ü  Làm sạch bề mặt tiếp xúc.

ü  Hạ dao bào phẳng bề mặt xuống.

ü  Thực hiện quá trình bào phẳng bề mặt.

ü   Dừng lại khi phôi ra đều theo chu vi ống.

 



 

 

Hình ảnh – Cắt và làm phẳng đầu ống hàn

-     Hàn ống

ü  Đảm bảo nhiệt độ đĩa nhiệt vào khoảng 200ºC–215 ºC.

ü  Hạ đĩa nhiệt xuống.

ü  Tịnh tiến ống HDPE sao cho tiếp xúc với đĩa nhiệt.

ü  Thời gian gia nhiệt khoảng 2’-4’.



Hình ảnh – Gia nhiệt đầu ống

ü  Nâng đĩa nhiệt lên.

ü  Ép hai đầu ống tiếp xúc với nhau.

ü  Tăng áp từ từ lên đạt 22 bar.



Hình ảnh – Quá trình hàn ống

-     Kết thúc quá trình hàn.

ü  Xả áp suất về 0.

ü  Tháo ống ra khỏi máy hàn.



Hình ảnh – Mối hàn sau khi hàn xong

-     Sau khi hàn ống xong tiến hành lắp ống . Thử áp và nghiệm thu trước khi lấp đất .

-     Tiến hành lấp đất , nghiệm thu lấp đất và bàn giao lại cho các nhà thầu liên quan triển khai các công việc tiếp theo.

4.     Công tác thử áp đường ống

-     Test áp lực đường ống cấp nước phân chia như sau :

ü  Đường ống cấp nước cho căn hộ và hành lang được test mỗi tầng một lần.

ü  Đường ống bơm nước lên bồn nước mái test một lần

ü  Đường ống cấp nước trục đến các tầng cụm van giảm áp đến cụm van giảm áp kế tiếp một lần.

-     Thông báo và cung cấp cho nhà tư vấn giám sát bản vẽ ống được thử để giám sát công tác thử nghiệm.

-     Dụng cụ thử:

ü  Bơm áp lực

ü  Đồng hồ áp lực (có dấu kiểm định).

ü  Van xả khí.

ü  Dụng cụ cầm tay.

a.    Biện pháp thử áp cho căn hộ và hành lang – Test từng tầng:

-     Gắn các nút bịt vào các đầu hở của đường ống được thử nghiệm.

-     Đấu nối bơm áp lưc vào hệ thống được thử nghiệm ở vị trí thấp nhất của cao trình đường ống được thử nghiệm, có thể kết nối các đường ống nóng và lạnh lại để test.

-     Đồng hồ đo áp có giấy kiểm định được đặt ở 2 vị trí: điểm đấu nối bơm áp lực và điểm xa nhất của mạng lưới so với vị trí đặt bơm.

-     Đặt van xả khí ở vị trí xa nhất trên đường ống thử áp.

-     Từ từ châm nước sạch vào hệ thống lắp đặt tới điểm cao nhất để đẩy hết không khí ra khỏi hệ thống.

-     Bơm áp lực:

ü  Bước 1: Bơm áp lực tới 2-3 (Bar), duy trì áp lực này trong một khoảng thời gian (30 phút) để kiểm tra. Đồng thời xả khí tại điểm cuối của đường ống.

ü  Bước 2: Tiếp tục bơm áp lực tới 8 (Bar) đồng thời duy trì áp lực này trong thời gian 12h, áp lực cuối cùng không được giảm xuống quá 5%.

b.    Biện pháp test nước cho đường ống cấp nước trục đứng Inox từ bơm lên bồn :

-     Tiến hành test sau khi thi công xong trục đứng từ hầm 3 đến bồn nước mái .

-     Gắn bít mù vào các đầu hở của đường ống thử nghiệm.

-     Đấu nối bơm áp lực vào hệ thống được thử nghiệm ở vị trí thấp nhất của cao trình đường ống được thử nghiệm . Đồng hồ đo áp được đặt ở vị trí đấu nối bơm áp lực.

-     Đặt van xả khí ở vị trí cao nhất trên đường ống thử áp.

-     Từ từ châm nước sạch vào hệ thống lắp đặt tới điểm cao nhất để đẩy hết không khí  ra khỏi hệ thống

-     Bơm áp lực:

ü  Bước 1: Bơm áp lực tới 2-3 (Bar), duy trì áp lực này trong một khỏang thời gian (30 phút) để kiểm tra.Đồng thời xả khí tại điểm cuối của đường ống.

ü  Bước 2: Tiếp tục bơm áp lực tới 16 (Bar) đồng thời duy trì áp lực này trong thời gian 12h, Sau 12h tiến hành kiểm tra lại đồng hồ đo áp. Nếu áp lực ống giảm không vượt quá 0.5kg/cm2 thì tiến hành nghiệm thu. Nếu áp lực giảm hơn 0.5kg/cm2 thì tiến hành xả nước, kiểm tra lại đường ống. Sửa chữa các điểm rò rỉ và bơm nước nghiệm thu lại.

c.    Biện pháp test nước cho đường ống cấp nước PPR từ mái xuống các tầng :

-      Được thực hiện theo tuyến từ cụm van giảm áp đến cụm van giảm áp kế tiếp một lần.

-          Gắn các nút bịt hoặc bít mù vào các đầu hở của đường ống thử nghiệm và khóa các van nhánh ra các tầng.

-          Đấu nối bơm áp lực vào hệ thống được thử nghiệm ở vị trí thấp nhất của cao trình đường ống được thử nghiệm. Đồng hồ đo áp được đặt ở vị trí đấu nối bơm áp lực.

-          Đặt van xả khí ở vị trí cao nhất trên đường ống thử áp.

-          Từ từ châm nước sạch vào hệ thống lắp đặt tới điểm cao nhất để đẩy hết không khí  ra khỏi hệ thống.

Bơm áp lực:

-          Bước 1: Bơm áp lực tới 2-3 (Bar), duy trì áp lực này trong một khỏang thời gian (30 phút) để kiểm tra.Đồng thời xả khí tại điểm cuối của đường ống.

-          Bước 2: Tiếp tục bơm áp lực tới 9 (Bar) đồng thời duy trì áp lực này trong thời gian 12h, Sau 12h tiến hành kiểm tra lại đồng hồ đo áp. Nếu áp lực ống giảm không vượt quá 0.5kg/cm2 thì tiến hành nghiệm thu. Nếu áp lực giảm hơn 0.5kg/cm2 thì tiến hành xả nước, kiểm tra lại đường ống. Sửa chữa các điểm rò rỉ và bơm nước nghiệm thu lại.



Hình: Đấu nối bơm áp lực vào đường ống

5.     Dán nhãn

-     Sử dụng 02 loại nhãn:

-     Nhãn mika dùng với độ dày 3mm dùng cho thiết bị và cụm van.

-     Nhãn decal cho đường ống    .

-     Các vị tri dãn nhãn như: bơm, van điều khiển, công tắc dòng chảy, đường ống và các thiết bị khác của hệ thống cấp nước.

-     Nhãn dán thể hiện rõ tên thiết bị và hướng dòng chảy.

6.     Lắp đặt thiết bị

6.1.    Lắp đặt cụm van giảm áp


6.2.    Lắp đặt cụm bơm cấp nước

-    Bơm và động cơ phải nghiên cứu kỹ catalogue, thiết kế lắp đặt và hướng dẫn vận hành trước khi tiến hành lắp đặt.

-    Dùng người, xe nâng, pa lăng xích, tời, vận thăng... để chuyển bơm tới vị trí lắp đặt.

-    Kiểm tra, đánh dấu vị trí đặt bơm. Lắp đặt giá đỡ của bơm theo đúng bản vẽ.

-    Vận chuyển bơm vào đúng vị trí lắp đặt.

-    Cố định bơm vào bệ đỡ.

-    Lắp đặt đường ống, van và các thiết bị khác.

-    Nghiệm thu:

ü  Sử dụng nivo, thước, máy bắn laze... để kiếm tra sự thăng bằng của bệ bơm, trục bơm, độ đồng tâm, đồng trục của bơm và đường ống.

ü  Kiểm tra vị trí của bơm, van và các thiết bị theo bản vẽ thi công.

ü  Kiểm tra độ thẳng của đường ống.

ü  Kiểm tra độ chắc chắn của các giá đỡ.

-    Sau khi nghiệm thu nội bộ xong, mời BQLDA và TVGS nghiệm thu lắp đặt.

 














No comments: