Biện pháp thi công hệ thống báo cháy - revit mep huy hoang

REVIT MEP HUY HOANG

Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

C:\Users\tuyen\Desktop\SCAN\0. Ảnh công trình

REVIT MEP HUY HOANG

REVIT MEP HUY HOANG
Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

Thursday 16 May 2024

Biện pháp thi công hệ thống báo cháy

 

1.     Biện pháp thi công hệ thống báo cháy

1.1.    Thi công hệ thống ống luồn cáp báo cháy
1.1.1    Hệ thống ống âm sàn

-       Ống được định vị và lắp đặt trước khi đổ bê tông sàn, vách. Hệ thống ống âm sẽ triển khai thi công theo biện pháp thi công phần thô ống âm, sleeve đã duyệt.

1.1.2    Thi công hệ thống ống nổi

-       Dùng máy lazer xác định tim tuyến để thi công đúng vị trí.

-       Khoan, bắt vít nở và đai kẹp để giữ ống. Cứ mỗi khoảng cách cỡ 1000mm thì bắt một kẹp giữ ống.

-       Ống nhựa bảo vệ dây chuyên dụng được ghim sát trần bê tông bằng các đai giữ ống.

-       Tại các vị trí phải chôn, chèn hộp nối dây và hộp nối để lắp đặt các thiết bị cũng phải cắt và đục tẩy hốc tường gạch có kích thước rộng hơn kích thước đế và hộp nối trên ít nhất 1,2 lần. Đục rãnh kích thước rãnh đục là 35 x 35mm (với ống D20) và 40 x 40mm (với ống D25), sao cho khi đặt ống nhựa đúng kỹ thuật, mỹ thuật. Sau khi ghim ống bằng đai giữ ống vào vị trí rãnh đục song phải trát hoàn thiện lại.

-       Ở những vị trí có tường và dầm phải dùng khoan điện để khoan xuyên và đục lỗ sao cho kích thước lỗ khoan, đục lớn hơn kích thước ống nhựa cần chui qua. Sau khi lắp đặt song phải hoàn thiện lại lỗ đục (lỗ đục được hoàn thiện bằng vữa xi măng, với những lỗ rộng lớn hơn 100mm và sâu hơn 35mm thì phải bổ sung lưới thép cố định kết cấu vữa).

-      
Trường hợp có nhiều đường ống song song thì các ống được đặt cách nhau từ 5- 10mm, ghim ống trên diện tường cách nhau 0,8m bằng đinh vít và thép ly, đóng lưới để tránh nứt. Lắp đặt các ống phải đảm bảo mỹ quan.

                               Hình – Phương pháp lắp đặt ống nổi

1.2.    Thi công kéo dây tín hiệu và dây cấp nguồn cho hệ thống báo cháy

-       Quy định cáp tín hiệu báo cháy Cu/Fr 2C-1.5mm2 ,cáp cấp nguồn báo cháy Cu/Fr 1C-2.5mm2 cho cáp tủ báo cháy , đối với cáp cấp nguồn điều khiển hút khói là cáp chống cháy FR 12C-1.5mm2 .

-       Luồn theo từng khu vực, từng vị trí theo hệ thống ống bảo vệ đã được lắp đặt từ hộp kỹ thuật đến vị trí các đầu báo, chuông, đèn, nút ấn và các mô đun.

-       Dùng dây mồi kéo dây tín hiệu, không được kéo quá căng làm đứt dây, để đủ dây chờ cho việc lắp thiết bị (từ 200~300 mm). Trong quá trình luồn kéo dây, ngoài việc đảm bảo sức kéo căng và độ uốn cong hợp lý, phải tránh dây tiếp xúc với vật dụng gây hỏng dây như vật có bề mặt sắc, góc cạnh kim loại

-       Cáp trục chính được kéo từ hộp kỹ thuật về tủ trung tâm đi trong máng cáp (đi theo trần), thang cáp (đi theo tường)

-       Cáp trục chính được đấu nối với các đôi dây của từng vùng, được xếp gọn, từng đoạn có dây buộc giữ cáp và có nắp máng để đậy, đầu còn lại của cáp về tủ trung tâm được đánh số tương ứng với từng đôi của các vùng để thuận lợi cho việc đấu nối vào tủ trung tâm.

-       Tiến hành đo cách điện và kiểm tra dây đúng theo thiết kế sau khi kéo xong.

-       Các dây chờ lắp thiết bị phải được băng đầu dây và cuộn lại gọn gàng.

-       Vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng khu vực thi công. Kiểm tra và yêu cầu tư vấn giám sát và chủ đầu tư nghiệm thu lắp đặt.

1.3.    Lắp đặt đầu báo khói, nhiệt, chuông đèn và các module giám sát

-     Sau khi công tác kéo dây xong tiến hành lắp đặt các đầu báo và module giám sát gắn trên trần trước khi đóng xương trần .

-     Sau khi tường đã được sơn hoàn thiện và đóng trần, sẽ cho tiến hành công tác lắp đặt các đầu báo gắn trần giả, chuông, nút nhấn.

-     Định vị vị trí lắp đặt, và thực hiện treo ty hoặc khoan lỗ trần sao cho phù hợp với kích thước các đầu báo .


                        Hình – Lắp đặt đầu báo trên trần giả +dưới trần giả



Hình – Lắp đặt đầu báo trần bêtông với ống âm sàn


Hình – Lắp đặt đầu báo trần bêtông với ống nổi

-     Định vị vị trí lắp đặt các nút nhấn, chuông gắn tường:


Hình – Lắp đặt đầu nút nhấn khẩn và chuông còi báo cháy

 

-     Yêu cầu vị trí các thiết bị đầu báo, chuông, nút nhấn phải đồng nhất về kỹ thuật và thẩm mỹ với hệ thống đèn, công tắc, ổ cắm trên cùng một mặt bằng và khoảng cách theo bản vẽ phát hành.

-     Lắp đặt đầu báo: trước khi lắp phải đảm bảo găng tay được thay mới sạch sẽ. Tùy trường hợp, đầu báo sẽ được lắp ngay hay chờ tới gần nghiệm thu mới được lắp.

-     Lắp đặt chuông, nút nhấn dùng thước nivo, ống cân nước để cân chỉnh cao độ luôn ở vị trí cân bằng.

-     Các module giám sát được đặt trong hộp box trung gian với các kích thước phù hợp và đảm bảo các ngõ vào/ ngõ ra của tín hiệu.

-     Xác định từng zone tại tủ điều khiển (FCAP) để việc đấu dây đúng theo sơ đồ nguyên lý và bản vẽ thi công được phê duyệt

-     Tất cả các dây tiếp địa cho thiết bị phải được đấu nối đúng vị trí.

-     Sau đó bắt buộc phải kiểm tra thông mạch và cách điện dây dẫn bằng đồng hồ đo Mega ohm.

-     Kiểm  tra các tuyến dây theo sơ đồ nguyên lý và bản vẽ đi kéo dây.

-     Toàn bộ thiết bị sau khi lắp đặt sẽ được kiểm tra độ an toàn trước khi đóng điện chạy thử.

-     Vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng khu vực thi công.

1.4.    Lắp đặt tủ trung tâm báo cháy

-     Tủ trung tâm phải đặt tại phòng kỹ thuật theo bản vẽ phê duyệt

-     Kiểm tra thiết bị (theo quy trình được nhà sản xuất quy định)

-     Việc lắp đặt tủ tham khảo quy trình thi công lắp đặt tủ điện phân phối

-     Sau đó dự vào Sơ đồ nguyên lý đấu nối tủ điện (theo Catalogue tủ điện phê duyệt) đấu tất cả các zone tại các đầu vào/ đầu ra (loop 1, loop 2.v.v..)

-     Đấu nối mạch điều khiển từ các tầng đến tủ trung tâm báo cháy. Kiểm tra, đo thông mạch các tầng

-     Lưu ý việc đồng bộ tín hiệu để điều khiển liên động hệ thống quạt gió, thang máy PCCC và hệ thống âm thanh.

-     Bình lưu điện phải được đối nối trực tiếp với tủ báo cháy nhầm tránh trường hợp khi mất điện tủ báo cháy phải hoạt động trong vòng 24 giờ


Hình – Lắp đặt tủ báo cháy trung tâm

1.5.    Kiểm tra và nghiệm thu

-     Ta tiến hành kiểm tra cách điện và thông mạch của các dây, bằng đồng hồ đo cách điện và giá trị đạt yêu cầu .

-     Sau khi thi công phải kiểm tra kỹ cách điện và thông mạch của các dây chữa cháy.

-     Khi đấu nối dây vào các thiết bị báo cháy phải đảm bảo nối đúng kỹ thuật và an toàn và chắc chắn.

-     Kiểm tra việc lắp đặt (kết nối, đường dây, số lượng) theo bản vẽ đã duyệt.

-     Sau khi lắp đặt xong hệ thống báo cháy sẽ tiến hành nghiệm thu nội bộ trước khi mời CĐT nghiệm thu hoàn thành hạng mục

-     Kiểm tra xem các công tác xây dựng liên quan đã được thực hiện xong.

-     Tiến hành thử nghiệm với tất cả các đầu báo khói, báo nhiệt với phần báo động đã được tắt cho mỗi lần 1 đầu báo. Dùng thiết bị tạo khói, máy sáy nhiệt để thử các dạng đầu báo

-     Với nút nhấn báo cháy khẩn cấp được kiểm tra bằng cách nới lỏng mặt kính và nhấn nút “test”

-     Chuông báo động sẽ được kiểm tra để tất cả mọi góc của tòa nhà đều nghe âm thanh báo động thích hợp từ chuông

-     Nghiệm thu nội bộ hệ thống báo cháy trước khi mời CĐT nghiệm thu

-     Đóng điện và cấp nguồn các tủ điện, kiểm tra lại giá trị áp và dòng điện.

-     Thực hiện đóng điện từng tuyến, từng thiết bị, kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống.

-     Mời CĐT nghiệm thu hệ thống điện liên động không tải, có tải.

-     Vệ sinh sạch sẽ tất cả các thiết bị đầu báo, chuông, nút nhấn, tủ điện. Bàn giao hệ thống báo cháy.

No comments: