ĐỒ ÁN CẢI TẠO MỞ DỘNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC - PHẦN 2 - revit mep huy hoang

REVIT MEP HUY HOANG

Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

C:\Users\tuyen\Desktop\SCAN\0. Ảnh công trình

REVIT MEP HUY HOANG

REVIT MEP HUY HOANG
Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

Wednesday, 22 May 2024

ĐỒ ÁN CẢI TẠO MỞ DỘNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC - PHẦN 2

 CHƯƠNG  II

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG THỊ XÃ BẮC NINH


II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.

II.1.1. Vị trí địa lý, địa hình. 

Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ tiếp giáp các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nội. Có diện tích gần 800 km2, dân số 950.000 người. Thị xã Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của tỉnh, diện tích 2.550 ha, dân số 75.500 người (năm 1999). 

Phía bắc thị xã tiếp giáp với sông Cầu, phía bên kia sông là huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Phía đông giáp xã Kim Chân huyện Quế Võ, phía Tây giáp xã Phúc Xuyên huyện Yên Phong, phía Nam giáp xã Văn Tương, Khắc Niệm huyện Tiên Sơn. (Xem bản vẽ  CTN: 01) 

Thị xã có toạ độ : 1050 . 56 -  1060. 07  Kinh đông 

                                         200 .76   -   210 . 10  Vĩ bắc 

Thị xã Bắc Ninh nằm ở vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên trung du, có xen lẫn đồi núi với độ cao từ 20m đến 60m, độ nghiêng địa hình dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Thị xã chủ yếu nằm dọc theo quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, nên phân thành 2 khu rõ rệt theo địa hình là: Khu vực cao nằm ở phía Đông Bắc có hình thái trung du gồm nhiều đồi thấp cao độ từ 20m - 60m, khu thấp nằm ở phía Tây Nam có địa hình bằng phẳng chủ yếu là ruộng và hồ ao nhỏ.

II.1.2. Khí hậu, thời tiết.

Thị xã Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc bộ, khí hậu á nhiệt đới, gió mùa. Thời tiết nóng, độ ẩm cao, phân chia bốn mùa không rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, thời tiết mát mẻ, với đặc trưng các đợt gió mùa đông bắc xen kẽ kèm theo mưa phùn. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7, thời tiết nóng nắng kèm các đợt mưa rào theo gió mùa đông nam. Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, thời tiết mát mẻ và mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 - tháng 1 năm sau, gió mùa đông bắc chủ đạo, thời tiết lạnh, khô hanh. 

Thị xã Bắc Ninh nằm giữa Hà Nội và Bắc Giang, không có trạm đo khí tượng nên sử dụng số liệu khí tượng của trạm Hà Nội để tham khảo.

Bảng 2.1 - Nhiệt độ không khí.

Hà Nội

Nhiệt độ trung bình năm 23.4

Nhiệt độ trung bình cao nhất 27.3

Nhiệt độ trung bình thấp nhất 20.5

Nhiệt độ tuyệt đối cao nhất 41.6

Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất 3.1

Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6,7,8

           

Bảng 2.2 - Nhiệt độ trung bình tháng

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

T0C 17 17.8 20.5 24.1 27.6 29.7 29.7 28.8 27.9 26.1 22.4 18.3


Bảng 2.3 - Độ ẩm không khí.

     Độ ẩm tương đối trung bình 83%

     Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối 16%


Bảng 2.4 - Lượng mưa

Hà Nội

Lượng mưa trung bình năm 1661

Lượng mưa lớn nhất 10 phút 35,2

Lượng mưa lớn nhất 30 phút 56,8

Lượng mưa lớn nhất 60 phút 93,4


Lượng bốc hơi (mm) trung bình năm: 950mm. 

Gió: Hướng gió chủ đạo từ tháng 4 -10 là hướng Đông Nam .

          Hướng gió chủ đạo từ tháng 11 - 3 năm sau là hướng Đông Bắc.

II.1.3 Chế độ thuỷ văn.

Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo (đỉnh cao 1.326 m) chảy qua chợ Đồn, Bắc Cạn, chợ Mới, Thái Nguyên tới Phả Lại có tổng chiều dài 288 km. Đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thị xã Bắc Ninh dài 5 km, chiều rộng của lòng sông vào mùa khô từ 60 - 80m, vào mùa mưa từ 100 - 120m.

Bảng 2.5 - Mực nước sông


Bảng 2.6 - Lưu lượng nước sông:


Hệ số dòng chảy là 0,41; Htb= 726cm; q=23 l/s/km2. ứng với các tần suất (P%), lưu lượng Q m3/s như sau:

Bảng 2.7



II.1.4 Địa chất công trình, địa chất thuỷ văn.

Vùng này chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết, thạch anh, bột kết, đá phiến sét, sét vôi. Cường độ chịu nén  2 kg/cm2. Các đỉnh đồi có dạng bát úp, loại hình này ít bị phân cách, sườn thoải có độ nghiêng từ 50 - 200, không có hiện tượng nứt nẻ, lở, castơ.

Nước ngầm của tầng chứa nước thứ nhất ở vùng phủ và vùng lộ có chiều sâu thế nằm, diện phân bố và đặc tính ăn mòn khác nhau rõ rệt. ở vùng phủ nước phân bố rộng rãi và liên tục, chứa các lỗ hổng của các trầm tích. Thành phần chủ yếu của các loại trầm tích này là cát, cát pha, sét, sét pha. Độ sâu mực nước từ  0 - 2m, nhiều nơi từ  2 - 5m. Hầu hết chúng có đặc tính ăn mòn, axit yếu. Mực nước ngầm thay đổi theo mùa, cao nhất vào mùa mưa, thấp nhất vào mùa khô.

II.2  ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.

II.2.1 Dân số và phân bố dân cư.

Theo thống kê năm 1999, dân số thị xã là 75.195 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.45%, tăng dân số cơ học 0.9%.Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị xã có xu hướng giảm dần. Bảng 2.8 thể hiện dân số và tỷ lệ tăng dân số của thị xã từ năm 1995 - 1999 (số liệu thống kê tỉnh Bắc Ninh).

Bảng 2.8 - Dân số thị xã Bắc Ninh từ 1995 - 1999

Đơn vị tính: Người

Năm 1995 1996 1997 1998 1999

Dân số 70044 70659 71664 73331 74792

Tỷ lệ tăng tự nhiên % 13,8 12,7 12,3 11,1 9,2


Thành phần dân số trung bình năm 1999 chia theo các khu vực đô thị, nông thôn, theo giới tính của các huyện, thị xã thể hiện trong bảng 2.9

Theo giới tính, tỷ lệ nữ hiện chiếm 51,2% dân số toàn thị xã.

Bảng 2.9   Thành phần dân cư Bắc Ninh năm 1999

Đơn vị tính: Người

Tổng số Chia theo giới tính Chia theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Bắc Ninh 74792 36358 38434 38652 36140

Yên Phong 138296 67380 70916 12152 126144

Quế Võ 148725 72363 76362 5181 143544

Tiên Du 125021 60703 64318 9929 115092

Từ Sơn 115581 57526 58055 3944 111637

Thuận Thành 138973 66411 72562 10412 128561

Lương Tài 101966 49211 52755 8521 93445

Gia Bình 101037 48852 52185 0 101037


Theo địa giới hành chính, thị xã gồm 5 phường và 4 xã. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các khu vực gần đường quốc lộ và tỉnh lộ.  Ngoài phường Tiền An có mật độ cao, 236 người/ha; 4 phường còn lại có mật độ trung bình 80 - 90 người/ha. Trong 4 xã ngoại thị, xã Vũ Ninh nằm cắt ngang thị xã, mật độ dân số 12 - 19 người/ha. Dân ngoại thị sống cụm thành làng ở các sườn đồi và có đến 32% không làm nông nghiệp. Khu vực đang xây dựng đô thị mật độ bình quân 76 ng./ha. Phân bố dân cư năm 2000 thể hiện trong bảng 2.10.

   

Bảng 2.10 - Phân bố dân cư thị xã Bắc Ninh


Phường xã Tổng số Diện tích

(ha) Dân số Mật độ dân số (ng/ha)

Ghi chú

Người Hộ Phi    N.nghiệp Nông nghiệp

P. Đáp Cầu 9058 1944 100,50 9058 - 90 Số hộ

P. Thị Cầu 12706 3314 163,50 11873 833 78 nội thị

P. Tiền An 8032 1632 34 8032 - 236 9844 hộ

P. Vệ An 5090 1418 58,63 5090 - 87

P. Ninh Xá 6606 1536 79,75 5789 817 83

X. Vũ  Ninh 9116 2222 488 3921 5195 19

X. Kinh Bắc 4613 1240 247,5 2588 2025 19 Số hộ

x. Võ Cường 11213 2726 900,75 1253 9960 12,5 ngoại thị

X. Đại Phúc 8772 1886 674,50 3025 5747 13 8074 hộ

Tổng số 75506 17918 2747,1 50629 24877 27,5

Bình quân 4,2 ng/hộ


II.2.2. Sử dụng đất và xây dựng.

Theo số liệu thống kê đến 1/10/1999, trên tổng diện tích 2635 ha của thị xã, còn 1505 ha (57,11%) là đất nông lâm nghiệp, 103 ha (3,91%) ao hồ, 710 ha (26,94%) đất chuyên dùng và chưa sử dụng, đất ở chỉ chiếm 317 ha bằng 12%. Quỹ đất ở bình quân toàn thị xã chỉ có 42,15 m2/người.

Khu vực đô thị, với tổng diện tích đất xây dựng khoảng 270 ha, đất ở chiếm 94 ha (35%), đất giao thông 45 ha (16%). Quỹ đất ở bình quân là 24 m2/người.

Mật độ xây dựng nhà ở cao tại các phường trung tâm và dọc các trục quốc lộ, đây cũng là khu vực tập trung phần lớn số nhà cao trên 2 tầng. Khoảng 40% số nhà ở hiện có là nhà kiên cố, còn lại là bán kiên cố và nhà tạm.

Cùng với việc triển khai xây dựng các trục đường quốc lộ mới là 1B và 18, khoảng 23 km đường nội thị đã và đang được xây dựng. Khu trung tâm đô thị mới nằm giữa đường 1A và 1B đang hình thành với trụ sở các cơ quan, bệnh viện 400 giường, nhà ở. Tầng cao xây dựng trung bình 3 - 5 tầng. 

 Cây xanh, công trình thể dục thể thao :

Hiện nay cả thị xã có 1 sân vận động diện tích khoảng 1ha cả sân vườn.

Tổng diện tích đất cây xanh và công trình thể dục thể thao khoảng 4,2ha bình quân 1,1m2/người.

 Công nghiệp :

Hầu hết các nhà máy xí nghiệp đều tập trung ở khu vực đầu cầu, gần nơi có cảnh quan đẹp gần sông Cầu, đặc biệt là nhà máy kính Đáp Cầu quy mô 25ha nằm ngay sát khu vực di tích đền Cổ Mễ, một vị trí hết sức hấp dẫn đối với việc phát triển du lịch. Hệ thống kho bãi sát tỉnh lộ 20 bên sông Cầu, quy mô tương đối lớn đã che chắn toàn bộ cảnh quan nhìn từ bên kia sông Cầu vào đô thị.

Ngoài ra còn phải kể đến các loại đất khác chiếm tỷ trọng khá cao nằm trong khu vực phát triển đô thị là đất của các trường Sỹ quan chính trị và trường công binh, đất nghĩa địa.

          Tóm lại:

- Việc sử dụng đất đai không hợp lý, ví dụ đất công cộng khoảng 3m2/người, đất cây xanh 1,1m2/người, chỉ tiêu này quá thấp trong khi đó đất quân sự khá rộng như trường Sỹ quan chính trị chiếm toàn bộ khu thành cổ 35ha, trường Công binh chiếm toàn bộ khu đồi 10ha, bệnh viện quân y 110 chiếm 5ha, tổng cộng khoảng 50ha.

- Những khu vực cần bảo vệ cảnh quan môi trường đều đã bị chiếm dụng, các công trình kiên cố như đài phun nước trên đồi pháo thủ, nhà máy kính Đáp Cầu trên đồi Cổ Mễ, bệnh viện đa khoa trên đồi Bệnh Viện, đài truyền hình trên đồi Ông Sáu, kho bãi dọc bờ sông Cầu v.v...  

II.2.3. Giáo dục.

Mặc dù trải qua nhiều năm chiến tranh, Việt Nam vẫn duy trì được những thành tựu về giáo dục, với tỷ lệ người dân biết chữ trên toàn quốc khá cao (88 - 90%). Từ sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng đến nay, Đảng và chính phủ Việt Nam đang có những chính sách tiến bộ trong cải cách giáo dục. Cùng với những chủ trương của chính phủ, thị xã Bắc Ninh với sự quan tâm của tỉnh cũng đang có những cải cách riêng của mình để cho mọi người dân có thể đến trường học tập và nâng cao tri thức. 

Hiện nay, thị xã đang là trung tâm đào tạo nhân lực có trình độ cơ bản cho tỉnh. Trên địa bàn thị xã đã có 1 trường chính trị sỹ quan, 8 trường trung học chuyên nghiệp, 3 trường phổ thông trung học, 9 trường phổ thông cơ sở và một vài cơ sở giáo dục đào tạo khác.

II.2.4  Y tế và sức khoẻ. 

Thị xã Bắc Ninh có các dịch vụ y tế phục vụ cho tất cả mọi người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, những dịch vụ này không còn được bao cấp từ chính phủ, người bệnh phảI trả tiền khám và mua thuốc. Thị xã đã có hai bệnh viện đa khoa với quy mô 400 - 500 giường và một bệnh viện thị xã 50 giường. Ngoài ra còn có các phòng khám nhỏ của phường, xã.

Trong những năm gần đây, tình hình sức khoẻ của dân thị xã có xu hướng tốt lên. Thể hiện ở số ca mắc các bệnh thông thường liên quan đến nguồn nước phải đến bệnh viện điều trị giảm dần. Số liệu thống kê bệnh nhân điều trị của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trong năm năm trở lại đây: các bệnh đường ruột gồm lỵ và tiêu chảy năm 1996 có 3089 ca, chiếm 4,32% tổng số dân thị xã, năm 2000 còn 1021 ca, bằng 1,09% tổng dân số. Các loại bệnh ngoài da và mắt hột năm 1996 có 5153 ca, bằng 7,21% tổng dân số, năm 2000 còn 968 ca, bằng 1,03% dân số.

Bảng 2.11 - Tình hình bệnh tật thị xã liên quan đến môi trường nước


Tên bệnh Đvị tính 1996 1997 1998 1999 2000

Lỵ trực tràng

Lượt bệnh nhân đến chữa trị tại sổ đăng ký của bệnh viện 32 20 9 7 0

Lỵ Amip 41 30 12 9 0

Hội trứng lỵ 891 795 704 653 330

Bệnh tiêu Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Namảy 2125 2403 827 735 691

Đau mắt hột 3121 1685 441 320 215

Phụ khoa 891 930 455 417 210

Da liễu 1147 917 820 715 543

Tổng


Số liệu do Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bắc Ninh cung cấp

II.2.5  Công nghiệp.  

Công nghiệp và thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Ninh được hình thành và phát triển từ năm 1958, hàng năm cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng và xuất khẩu. 

Hiện thị xã có nhiều nhà máy công nghiệp quan trọng như công ty kính Đáp Cầu, công ty thuốc lá Bắc Sơn, công ty hóa chất mỏ, công ty xây dựng thủy lợi, cảng Đáp Cầu, 12 xí nghiệp địa phương, 20 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. 

Theo kế hoạch những năm tới nhà máy kính Đáp Cầu sẽ được mở rộng lên gấp 2 lần hiện nay và tiếp tục xây dựng khu công nghiệp tập trung Cầu Ngà thuộc huyện Quế Võ sát liền thị xã Bắc Ninh với diện tích 300 ha.

II.2.6 Nông nghiệp :

Đất đai nông nghiệp chưa được tận dụng và khai thác một cách hợp lý trong canh tác, luân canh cây trồng v.v... Hàng năm một số diện tích đất từ 100 -200ha cây lúa 1 vụ thường xuyên bị ngập úng cần phải khai thác có hiệu quả hơn. 

II.2.7  Kinh tế. 

Nằm trong khu vực có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, ngày nay cơ cấu hoạt động kinh tế của thị xã Bắc Ninh đã chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Các hoạt động công nghiệp chính là sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, chế biến nông lâm sản và xây dựng. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương những năm gần đây gần 100 tỷ đồng/năm và tốc độ tăng trưởng gần 16% hàng năm. Ngoài sản phẩm công nghiệp thị xã Bắc Ninh còn có vùng ngoại thành rộng lớn với 4 xã ven đô có gần 1500 ha ruộng trồng lúa và hoa màu, gần 100 ha mặt nước ao hồ nuôi trồng thuỷ hải sản. 

Tổng thu nhập quốc nội bình quân trong toàn tỉnh năm 1999 là: 344 USD/ng, khu vực thị xã ước tính là: 514 USD/ng. Tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 15% năm trong các năm từ 1997 đến nay.

         Tổng thu nhập quốc nội (GDP) bình quân hộ gia đình tại thị xã năm 1999 là: 2,52 triệu đồng/hộ/tháng. Số hộ có thu nhập khá chiếm 25%, còn khoảng 5% tổng số hộ có thu nhập thấp.

Bảng 2.12 - Mức tích luỹ bình quân cho một hộ triệu đồng /1 năm

Chỉ tiêu Tổng số đầu tư tích luỹ Chia ra

Đầu tư tích luỹ về nhà ở Đầu tư tích luỹ về TSCĐ Đầu tư tích luỹ

về TSLĐ

Bình quân chung 3,205 2,045 0,461 0,699

Chia theo khu vực hành chính

Thành thị 4,253 2,120 0,298 1,835

Nông thôn 3,100 2,037 0,478 0,585

Chia theo khu vực kinh tế

Hộ nông lâm, thuỷ sản 2,989 2,068 0,454 0,450

Hộ công nghiệp, xây dung 5,943 3,152 0,283 2,509

Hộ dịch vụ 4,008 1,380 0,575 2,053

  Kết quả điều tra kinh tế xã hội qua phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình cho thấy thu nhập tiền mặt bình quân tại thị xã năm 2000 như sau:

1a - Hộ kinh doanh dịch vụ và công nghiệp:

Bình quân thu nhập 1.200.000 đồng/hộ/tháng. Loại hộ này chiếm 25% số hộ trong thị xã.

1b - Hộ cán bộ công nhân viên các cơ quan quản lý hành chính và sản xuất:

Bình quân thu nhập 1.000.000 đồng/hộ/tháng. Loại hộ này chiếm 12 - 15% số hộ trong thị xã.

1c - Hộ công nhân sản xuất tại các cơ sở sản xuất của trung ương và địa phương:

Bình quân thu nhập từ 600.000 - 700.000đồng/hộ/tháng. Loại hộ này chiếm 25 - 30% số hộ trong thị xã.

1d - Hộ làm nghề dịch vụ tự do không ổn định:

Bình quân thu nhập 400.000 - 500.000 đồng/hộ/tháng. Loại hộ này chiếm khoảng 30% số hộ trong thị xã.

1e - Còn lại gần 10% là các hộ hoàn cảnh khó khăn mức sống rất thấp thu nhập không quá 200.000 đồng/hộ/tháng

II.3  HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT.

II.3.1 Hệ thống cấp nước.

a- Thực trạng cấp nước trên địa bàn thị xã Bắc Ninh trước khi dự án cấp nước Bắc Ninh được hoàn thành:

          Tính đến tháng 4/1998, Bắc Ninh là thị xã duy nhất lân cận Hà Nội và là 1 trong số rất ít thị xã của Việt Nam chưa có hệ thống cấp nước sạch. Nhân dân thị xã Bắc Ninh hoàn toàn chưa có nguồn nước sạch hợp vệ sinh để sử dụng, với 15.000 hộ dân (tương đương với khoảng 70.000 dân) trước đó nguồn nước dành cho sinh hoạt ăn uống của các hộ gia đình chủ yếu là nước khai thác từ giếng khơi, nước mưa, nước giếng khoan, nước sông Cầu và nước sông hồ.

Theo số liệu điều tra vào năm 1995, tỷ lệ sử dụng các nguồn nước như sau:

Bảng 2.13   Tình hình sử dụng nước tại thị xã năm 1995

Tên nguồn nước % số hộ sử dụng vào mục đích sinh hoạt Ghi chú

Nước giếng khơi 42 Việc phân chia tỷ lệ chỉ là tương đối (dựa theo mục đích ăn uống tắm rửa), trên thực tế nhiều hộ dùng nhiều nguồn nước một lúc

Nước giếng khoan 38

Nước mưa 7

Nước ao hồ 5

Nước sông Cầu 8


Bên cạnh đó trên địa bàn thị xã Bắc Ninh còn một số trạm cấp nước cục bộ như:

- Trạm cấp nước Nhà máy kính Đáp Cầu, công suất 3.000 m3/ngày. Thực tế khai thác công suất 2.000 m3/ngày (nguồn nước ngầm tại khu vực làng Đẩu Hàn).

-Trạm cấp nước Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, công suất 1.000 m3/ngày (lấy nước sông Cầu 500 m3/ngày, nước ngầm 500 m3/ngày)

- Trạm cấp nước khu nhà nghỉ Suối Hoa công suất 80 m3/ngàyđêm

Các trạm này chỉ cấp nước cho các hộ là cán bộ công nhân viên của các cơ sở sản xuất trên với tổng số khoảng 2.000 người.

Nhìn chung, các trạm cấp nước riêng lẻ có công suất nhỏ, dùng nước ngầm là chủ yếu. Các công trình xử lý đã xây dựng từ lâu, lạc hậu, thiết bị cũ, chất lượng nước sau khi xử lý không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

b- Mô tả dự án cấp nước Bắc Ninh giai đoạn I

Hệ thống cấp nước thị xã Bắc Ninh xây dựng tại thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh được thiết kế với dự kiến chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I năm 1995 - 2000: Công suất thiết kế 12.000 m3/ngày đêm với mục tiêu cung cấp nước sạch cho 100% số dân nội thị và 50% số dân ngoại thị của thị xã Bắc Ninh. Tương đương với tổng dân số cấp nước khoảng 60.000 người.

- Giai doạn II năm 2000 - 2020: Công suất được nâng lên  48.000 m3/gnày đêm

* Các công trình trong giai đoạn I:

-Khoan 8 giếng khai thác công suất 80 m3/h, có độ sâu trung bình 25 - 31 m (có 2 giếng dự phòng)

- Xây dựng và lắp đặt 8 trạm bơm giếng

- Tuyến ống nước thô DN 200 - 450, L = 5,6 km

- Khu xử lý nước gồm:

+ Thiết bị làm thoáng bằng tháp làm thoáng  tải trọng cao

+ Cụm lắng lọc hợp khối

+ Trạm bơm nước sạch + rửa lọc

+ Trạm Cloratơ

+ Bể chứa nước 4.000  m3 (khu xử lý)

+ Bể chứa 1.500 m3 (đài nước) trên đồi

+ Đường ống kỹ thuật và hệ thống thoát nước

+ Nhà điều hành sản xuất

+ Nhà kho xưởng, ga ra sân bãi đường nội bộ, tường rào nhà thường trực

- Khu xử lý bùn:

+ Bốn  bể lắng đứng F = 4,8 x 4,8 m

+ Trạm bơm 6,3 x 15 m

+ Gian pha chế phèn

+ Nhà điều hành dự án

+ Nhà quản lý bãi giếng

+ Hệ thống điện cao thế - Máy biến thế

+ Hệ thống điện hạ thế khu vực bãi giếng và khu xử lý

- Mạng lưới đường ống phân phối:

+ Ống gang dẻo DN 250 - 600 L =   4.826 m

+ Ống nhựa PVC DN 100 - 250 L = 17.150 m

DN 80 - 15 L = 60.000 m

c - Công tác cộng đồng

Công tác cộng đồng được dự án đặc biệt quan tâm bao gồm:

- Các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sạch và các công trình vệ sinh (tổ chức 54 cuộc thảo luận trong cộng đồng)

- Phát động và hỗ trợ các khu vực dân cư tham gia các hoạt động làm sạch môi trường, xây dựng một số công trình hạ tầng phục vụ thiết thực cuộc sống sinh hoạt của nhân dân (xây dựng gần 40 hạng mục công trình vệ sinh với tổng giá trị hỗ trợ khoảng 1500 triệu đồng, chiếm 19% tổng giá trị các công trình)

- Huấn luyện và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia quản lý các công trình hạ tầng nói chung và các công trình nước nói riêng

d - Công tác củng cố thể chế

- Trang bị các thiết bị văn phòng và phần mềm quản lý tại các bộ phận chức năng của công ty cấp thoát nước Bắc Ninh

- Đào tạo kỹ năng quản lý, vận hành, bảo dưỡng cho các cán bộ và công nhân nhà máy nước Bắc Ninh

-Tổ chức 15 đợt đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp hướng vào các nội dung: Xây dựng chức năng các phòng ban, lập kế hoạch ngắn hạn (từng năm) và dài hạn (theo chu kỳ 5 năm) cho công ty trên các phương diện tài chính và nhân lực

Tính đến thời điểm 21/4/1998 cơ bản các hạng mục chính của hệ thống cấp nước Bắc ninh (giai đoạn I) đã hoàn thành và chính thức cấp nước cho nhân dân thị xã Bắc ninh, bao gồm:

- Bãi giếng khoan và các công trình phụ trợ với năng lực cấp nước tối đa là 15.360 m3/ngđ (8 giếng công suất, 1 giếng là 80 m3/h, trong đó 6 giếng hoạt động, 2 giếng dự phòng)

- Nhà máy nước và các công trình phụ trợ với công suất xử lý đạt theo thiết kế là 12.000 m3/ngđ

- Mạng đường ống chuyển tải và phân phối có đường kính từ 500 - 80 mm đạt 75 km

Đến nay, sau 3 năm tiếp tục hoàn thiện và mở rộng hệ thống cấp nước Bắc Ninh đã cấp nước đến toàn bộ 9 phường xã và hầu hết các cơ quan, cơ sở sản xuất trong phạm vi thị xã; Mạng đường ống dịch vụ (có đường kính từ 80 - 25 mm) và một số tuyến ống bổ sung đã hoàn thiện nâng tổng số mạng lưới đường ống lên gần 120 km.

Bảng 2.14 - Số liệu sử dụng nước sạch tính đến đầu năm 2001

Đối tượng sử dụng nước Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú

Hộ dân 12.000 70.6 Tính đến năm 2001 toàn thị xã Bắc Ninh có 17.000 hộ dân, tương đương khoảng 75.500 người)

Bệnh viện 3 100

Cơ quan hành chính 60 98

Trường học 24 99

Cơ sở sản xuất 70 80


* Giai đoạn II: Giai đoạn II của dự án đầu tư hệ thống cấp nước Bắc Ninh được dự kiến trong giai đoạn 2001 - 2005 (bao gồm lập dự án đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn và thực thi) đang được triển khai ở giai đoạn đầu. Mục tiêu của giai đoạn II là:

- Nâng công suất nhà máy lên  48.000 m3/ngđ

- Cấp nước cho  toàn bộ hộ dân trong thị xã

- Xây dựng và lắp đặt 40 km đường ống các loại

- Theo số liệu điều tra tại các phường Tiền An, Ninh Xá, Thị Cầu và Đáp Cầu tháng 2/2001 của Công ty Phát triển Kỹ thuật Xây dựng cho thấy tình hình sử dụng nước đã cải thiện đáng kể.

Bảng 2.15   Hiện trạng tình hình sử dụng nước

Nguồn nước Hộ sử dụng Tỷ lệ %

Nước máy 139 75,0

Nước giếng khoan 38 20,7

Nước giếng đào 7 3,8

Nguồn khác 1 0,5

Cộng 185 100


II.3.2 Hệ thống thoát nước.

Thoát nước mưa:

Tổng chiều dài đường giao thông đô thị của thị xã Bắc Ninh hiện có gần 30 km  theo kế hoạch giai đoạn đầu (đến năm 2005) sẽ có thêm 23 km nữa. Để thoát nước mưa và thoát nước mặt đường hiện có 17 km đường cống. Các tuyến thoát này được xây dựng độc lập nhau qua nhiều thời kỳ với 14 cửa xả (2 cửa ra hồ Thành, 3 cửa ra hồ Đáp Cầu, 1 cửa ra hồ Đồng Trầm còn lại 8 cửa ra các mương hoặc ao sau các dãy phố ).

Một số đoạn cống bê tông cốt thép dọc theo các trục đường mới làm gần đây như đường trung tâm và các đường ngang thuộc khu vực trung tâm hiện tại cũng xả ra các mương sẵn có.

Nhìn chung việc thoát nước của thị xã Bắc Ninh hiện nay chủ yếu là thoát nước mưa. Do địa hình đặc trưng của thị xã, nên trục đường sắt từ Hà Nội - Lạng Sơn đã chia địa hình thị xã dốc về hai phía.

Hướng thoát ra phía Đông Nam của thị xã xả ra các kênh N1, kênh Ba Xã, kênh Vũ Ninh, kênh Kim Đôi 4, Hồ Đáp Cầu. Tất cả đổ ra kênh Kim Đôi chính sau đó xả ra sông Cầu. Khi nước sông Cầu cao thì trạm bơm Kim Đôi sẽ bơm nước từ kênh Kim Đôi ra sông Cầu. Trạm bơm này có 5 máy bơm, mỗi cái công suất 10.000 m3/ giờ. Trạm bơm còn nhiệm vụ bơm nước tưới cho các cánh đồng thuộc Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn.

Hướng thoát nước từ đường tầu hoả ra phía Tây Bắc là Hồ Thành, Hồ Đồng Trầm và các kênh H10, kênh XT1. Sau đó thoát ra sông Ngũ huyện Khê và sông Cầu qua kênh Cổ Mễ. Trường hợp nước sông cao thì các trạm bơm tưới tiêu sẽ làm việc như trạm bơm Cổ Mễ 10 máy, mỗi máy công suất 1000 m3/giờ.

 Một hệ thống hồ điều hòa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thoát nước cụ thể là: 

- Hồ Thành: xung quanh thành cổ Bắc Ninh có diện tích 4 ha, dung tích chứa 72000m3 (cốt đáy + 0,5, mực nước cao nhất + 3,5). Hồ thành có cửa xả ra kênh XT1.

- Hồ Đồng Trầm: Diện tích 40 ha có cửa xả thông ra sông Cầu, dung tích hồ chứa là 400.000m3 (cốt đáy +2, cốt mực nước cao nhất +3).

- Hồ Thị Cầu: Có diện tích 2,5ha, dung tích chứa 25.000m3 (cốt đáy +1,5, cốt mực nước + 3). Hồ Thị Cầu có cửa xả ra kênh Kim Đôi chính.

Nhìn chung hệ thống thoát nước mưa hiện trạng là dựa vào các ao hồ, kênh mương và ruộng trũng. Sau đó xả ra các kênh tưới tiêu của thuỷ lợi và khi cần thiết thì có  các trạm  bơm  tiêu chống úng. Nhưng về phần quy hoạch có dự kiến thêm một số hồ mới nhằm mục đích tạo cảnh quan và điều hòa môi trường. 

Thoát nước bẩn:

Hiện nay thị xã không có hệ thống thoát nước bẩn. Các loại nước bẩn sinh hoạt, nước thải công nghiệp đều thải ra các cống chung hoặc trực tiếp ra các kênh mương, ao hồ và không qua xử lý.

Do tình hình thị xã đang xây dựng nên các cống rãnh dọc theo các đường thường xuyên bị tắc nghẽn do đất cát khi mưa chảy xuống.Tình trạng nước bẩn ứ đọng tại các đoạn cống sinh ra ruồi muỗi, mùi khó chịu ở một số điểm, nhất là ở các khu phố đông dân.


II.3.3  Quản lý rác và vệ sinh môi trường.

Công ty môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh đã được thành lập và phụ trách nhiều lĩnh vực thuộc lĩnh vực quản lý đô thị như thu gom vận chuyển xử lý rác thải trên đường, công viên cây xanh, tang ma, nạo vét cống rãnh. Trang thiết bị của công ty còn thô sơ và thiếu cho công việc thu gom và vận chuyển rác. Hiện nay công ty có khoảng 110 công nhân,  3 xe tải và hơn 100 xe đẩy tay, thu gom được 60 - 70% rác toàn thị xã, gồm: rác sinh hoạt, rác cơ quan, rác công cộng. Còn lại các gia đình có vườn, có ao phía sau nhà  hoặc ở trong các ngõ sâu thì chưa được thu gom. Việc thu phí vệ sinh cũng mới thực hiện ở các hộ có mặt phố.

Rác thải được vận chuyển đến bãi rác tại xã Vũ Ninh. Bãi rác này cách trung tâm 4km, diện tích 1 ha. Do quy mô bãi rác nhỏ, được đưa vào khai thác sử dụng khá lâu nên bãi đã quá tải, chuẩn bị đóng cửa. Bãi rác này hoàn toàn là một bãi đổ tự nhiên, chỉ có một máy ủi để san và nén rác, chưa áp dụng các biện pháp lót nền và đổ đất phủ đạt tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Công ty đã được cấp thêm 1,5 ha đất bên cạnh bãi rác cũ nhưng chưa có kế hoạch xây dựng phần mở rộng này thành một bãi rác hợp vệ sinh.

          Trên địa bàn thị xã đã có gần 5000 hố xí tự hoại, còn lại là hố xí kiểu 2 ngăn và các loại thô sơ khác. Việc hút phân của các bể phốt trong thị xã được công ty thực hiện theo các hợp đồng với chủ hộ.

Chi phí cho hoạt động của công ty hiện nay chủ yếu là nguồn bao cấp của tỉnh và thị xã.

II.3.4 Hệ thống đường giao thông.

* Giao thông đối ngoại:

+ Quốc lộ 1A chạy qua thị xã dài 6,1 km từ Xuân Ổ tới Bắc sông Cầu, rộng 22m - 30m. Hai bên đường là nhà ở và các công trình công cộng, hành chính của tỉnh.

+ Quốc lộ 18A chạy qua thị xã dài 6 km, từ phía Tây Thành Cổ tới Quế Võ rộng 22m. Hai bên đường phía gần thị xã đã xây nhà ở.

+ Tỉnh lộ 38 từ cổng Ô Hoà Đình chạy trong thị xã dài 3 km về phía Thuận Thành, chiều rộng đường 20 - 25m, hai bên đường đã có nhà ở.

+ Tỉnh lộ 20 chạy dọc sông Cầu đi Phả Lại, mặt cắt ngang rộng 12 - 20m. Hai bên đường đã xây dựng nhà ở.

+ Đường sắt quốc gia khổ 1,00m chạy qua thị xã hướng Bắc - Nam dài 6km, cắt qua nhiều đường bộ, đặc biệt cắt qua khu vực thành Cổ Bắc Ninh. Dọc theo tuyến qua thị xã có 2 ga : Ga hành khách nằm ở trung tâm cũ của thị xã và ga hàng hoá nằm ở đầu cầu.

+ Cảng : Dọc theo sông Cầu là hệ thống cảng sông chuyên dùng, độ sâu sông 1,4m - 3,0m dùng cho tàu và xà lan có trọng tải 300 - 400 tấn. Bao gồm :

* Cảng cho nhà máy kính Đáp Cầu công suất 0,3 - 0,5 triệu tấn/năm.

* Cảng Trung ương : Cảng than công suất 0,3 triệu tấn/năm.

+ Bến ô tô liên tỉnh cạnh công viên, diện tích 0,5 ha.

* Giao thông nội thị : 

Là hệ thống đường nhựa và cấp phối đá chạy trong các khu nhà ở, khu phố Cổ, khu thành Cổ v.v... có chiều rộng 13m - 25m, tổng chiều dài là 14km.

* Đánh giá hiện trạng: 

Tỉnh Bắc Ninh có đủ loại hình giao thông như đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, nằm trong trục hành lang chiến lược (đường 18) và khu vực tam giác tăng trưởng phía Bắc của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hệ thống giao thông đối ngoại như quốc lộ 1A, quốc lộ 18A, đường sắt quốc gia chạy qua thị xã đã có ảnh hưởng đến việc phát triển thị xã và không bảo đảm cho an toàn đi lại.

Hệ thống giao thông nội thị như đường bộ quá ít và chưa phát triển một cách đồng bộ.

Tính đến thời điểm hiện taị 2003, cùng với việc triển khai nâng cấp và xây dựng các trục đường quốc lộ 1A, 1B, và 18, thị xã Bắc Ninh cũng đang xây dựng mới khoảng 23 km đường nội thị nhằm thúc đẩy sự giao lưu thị xã cũng như với các vùng khác trong và ngoài tỉnh.

II.3.5 Hệ thống cấp điện.

Thị xã đã được cấp điện từ mạng lưới điện quốc gia và đến nay không có hiện tượng thiếu điện cho sinh hoạt, sản xuất. Thị xã nằm trên các trục hành lang cao thế chính nối từ Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đi Đông Bắc và về Hà Nội. Với dự án mở rộng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại giai đoạn II đang được thực thi, trong thời gian tới, thị xã Bắc Ninh luôn có nguồn điện ổn định.

Theo qui hoạch, trong khu vực thị xã, các tuyến cấp điện 3 pha chính đã xác định các phụ tải cho công nghiệp nhỏ và công cộng.

II.4  DI TÍCH CẢNH QUAN    

Thị xã Bắc Ninh là một vùng đất cổ của nước ta, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng bảo tồn. Hiện nay, vùng quan họ Bắc Ninh còn lại những di tích, cụm di tích tiêu biểu đã được nhiều nơi biết đến như đền Bà Chúa Kho, đình chùa Cổ Mễ, văn bia tiến sỹ Bắc Ninh, phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) trong chiến thắng quân Tống mùa đông năm 1076 của Lý Thường Kiệt, Cổ Thành Bắc Ninh xây dựng năm 1805 đời vua Gia Long, đình đền Xuân Ổ, chùa Hồng Phúc, núi Dinh (Thị Cầu), lăng Bùi Nguyễn Thái, chùa Linh Sơn, đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên v.v...

Ngoài những di tích lịch sử kể trên, Bắc Ninh còn có địa hình hết sức độc đáo. Giữa một vùng đồng bằng trù phú nổi lên như một quần thể các gò đồi bát úp nằm quay lại thành hình các cung sát sông Cầu thơ mộng, mặt nước bình yên. Tất cả tạo nên một vùng cảnh quan hấp dẫn đầy tiềm năng để phát triển du lịch của thị xã Bắc Ninh.


No comments: