ĐỒ ÁN CẢI TẠO MỞ DỘNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC - PHẦN 3 - revit mep huy hoang

REVIT MEP HUY HOANG

Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

C:\Users\tuyen\Desktop\SCAN\0. Ảnh công trình

REVIT MEP HUY HOANG

REVIT MEP HUY HOANG
Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

Wednesday 22 May 2024

ĐỒ ÁN CẢI TẠO MỞ DỘNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC - PHẦN 3

 CHƯƠNG III:

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ -THỊ XÃ BẮC NINH-TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020


III.1  QUY MÔ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ ĐẤT ĐAI:

III.1.1 Dân số :

Phân tích quá trình biến động của dân số thị xã Bắc Ninh từ năm 1995 đến năm 2020 dựa vào:

+ Nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc Ninh nói riêng.

+ Xu hướng đô thị hoá vùng Bắc Bộ, vùng Hà Nội (theo chiến lược đô thị hoá toàn quốc và quy hoạch vùng Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh).

Với chức năng Bắc Ninh là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh, mặt khác Bắc Ninh là đô thị vệ tinh nằm kề phía Bắc thủ đô Hà Nội. Do đó đồ án chọn quy mô dân số theo dự báo phương án II: năm 2005 nội thị khoảng 102000 người, năm 2010 khoảng 148000 người và năm 2020 dân số là 176000 người.

III.1.2  Lao động :

* Cơ cấu lao động :

Hiện trạng lao động trong khu vực I (Sector I) còn cao = 38,7%, khu vực III (Sector III) còn thấp = 21,29% trong các giai đoạn quy hoạch (2005, 2020), cơ cấu sử dụng lao động có những biến đổi cơ bản, lao động thuộc Sector I giảm còn 20 - 23% năm 2005 và 5 - 10% năm 2020 lao động thuộc Sector II, III tăng, đặc biệt lao động các ngành dịch vụ đô thị (Sector III) tăng đáng kể, dự kiến năm 2005 lao động thuộc Sector III = 30% và năm0 2020 chiếm khoảng 40 - 45%.

III.1.3  Quy mô đất đai :

*  Cơ sở dự báo chỉ tiêu sử dụng đất dựa vào:

- Quỹ đất của thị xã.

- Phân loại đô thị theo quy mô dân số.

- Quy chuẩn xây dựng.

- Nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

- Hiện trạng sử dụng đất đai.

*  Chỉ tiêu sử dụng đất :

Đất dân dụng 50m2/ người năm 2005; 65m2/ người năm 2020

Trong đó:

- Đất ở: 32m2/ người (năm 2005); 65m2/ người (năm 2020)

- Đất phục vụ công cộng: 3m2/ người (năm 2005); 4m2/ người (năm 2020)

- Cây xanh+ thể thao: 4m2/ người (năm 2005); 8m2/ người (năm 2020)

- Giao thông: 11m2/ người (năm 2005); 18m2/ người (năm 2020)

Đất ngoài dân dụng 23,23m2/người (năm 2005); 26,93m2/người (năm 2020)

* Quy mô đất đai :

- Tổng nhu cầu đất xây dựng đô thị : 826ha (năm 2005) và 1680,5ha (năm 2020)

Trong đó phạm vi nội thị : 716 ha (năm 2005); 1350ha (năm 2020)

- Đất dân dụng : 530ha (năm 2005); 1147,5ha (năm 2020)

- Đất ngoài dân dụng : 296,0ha (năm 2005); 533ha (năm 2020)

Bảng 3.1 - Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu theo Qui hoạch điều chỉnh

TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1995 1999 Dự báo

2005 2020

1 Dân số toàn thị xã người 69.827 75.500 124.000 176.000

2 Dân số nội thị người 35.610 38.652 102.000 176.000

3 Tỉ lệ dân số nội thị/ toàn thị xã % 51 51 82.25 100

4 Tổng diện tích đất xây dựng đô thị Ha 2560 2635 7160 1350

5 Bình quân đất xây dựng đô thị M2/ng 71,89 - 70,2 76,7

6 Tầng cao XD trung bình tầng 1,5 - 2 2,5-3

7 Tỉ lệ đất giao thông % 2 - 4 15

8 Chỉ tiêu cấp nước l/ng/ng 30 120 100 130

9 Dân số có nước máy % 20 80 75 85

10 Tổng lượng nước cấp cho đô thị M3/ngđ 4.150 10.000 19.000 36.000

11 Mật độ đường cống thoát nước mưa km/km2 0,2 - 1,08 0,8

12 Tổng lượng rác thu gom M3/ngđ - 90 144 500

13 Nước thải sinh hoạt M3/ngđ - - 18.000 32.760

14 Mật độ đường cống thoát nước km/km2 - - 2,5 6,5

15 Tỷ lệ tăng dân số % 2,35 2,35 5,74 1,74

  Qua 5 năm xây dựng tỉnh lỵ mới (1998  - 2003), thị xã Bắc Ninh đã xây dựng được 1 số đường khu vực trung tâm với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị như cấp nước, thoát nước mưa, cấp điện. Đã hình thành khu vực cơ quan hành chính, bệnh viện và một số tiểu khu nhà ở.

III.2. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp không khói, ít tiếng ồn, ít ô nhiễm, tiểu thủ công nghiệp, từng bước hình thành các cụm công nghiệp tập trung các làng nghề truyền thống. 

- Các ngành công nghiệp có khói gây ô nhiễm, gây tiếng ồn lớn nên phân bố ở vùng ven đô, đưa vào các khu công nghiệp tập trung. 

- Các ngành ưu tiên phát triển gồm: Công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, sửa chữa động cơ, chế biến lương thực, thực phẩm bánh kẹo.

III.3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ.

- Tổ chức tốt các hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn cả về mặt quản lí, phân bố không gian hoạt động. 

- Tập trung khai thác mọi tiềm năng, lợi thế huy động năng lực của các loại hình dịch vụ trong đó ưu tiên cho dịch vụ thương mại để đảm bảo cho nhịp độ tăng trưởng nhanh và bền vững.

- Xây dựng thương nghiệp quốc doanh đủ mạnh làm lực lượng chính thực hiện chức năng phát nguồn buôn bán.

- Phát triển hệ thống mạng lưới chợ gắn liền với các trung tâm thương mại tiểu vùng. 

III.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ.

III.4.1  Nguyên tắc và quan điểm phát triển không gian dô thị:

          Căn cứ vào việc đánh giá hiện trạng, đặc điểm vị trí, điều kiện đất đai tính chất đô thị cũng như dự báo về quy mô dân số và nhu cầu đất xây dựng đô thị theo quan điểm xây dựng thị xã hiện đại văn minh và đẹp. 

Khai thác triệt để cảnh quan thiên nhiên đặc biệt tôn trọng các di tích lịch sử, những khu vực địa hình có tiềm năng khai thác phát triển du lịch.

Tận dụng khai thác một cách có hiệu quả thế mạnh của từng lô đất trên cơ sở các công trình hiện có.

Khai thác một cách có chọn lọc những bản sắc văn hoá quan họ truyền thống của xứ Kinh Bắc xưa trong cách bố cục không gian kiến trúc.

Không gian đô thị phát triển trên những hệ trục trung tâm, có chính phụ và các điểm nhìn quan trọng.

- Phía Bắc tới sông Cầu.

- Phía nam tới thôn Xuân ổ xã Võ Cường giáp huyện Tiên Du 

- Phía đông theo trục đường 18A tới địa phận huyện Quế Võ.

- Phía tây bên kia đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn tới giáp địa phận huyện Yên Phong.

III.4.2  Định hướng phát triển không gian đô thị :

a. Phân khu chức năng:

+ Khu công nghiệp kho tàng:

- Khu công nghiệp kho tàng và TTCN hiện có trong nội thị (47ha) chủ yếu giữ nguyên, một số nhà máy và kho tàng có ảnh hưởng đến cảnh quan cần chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Khu công nghiệp tập trung: 300ha đặt tại Vân Dương - Phương Liễu huyện Quế Võ (liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng Việt - Nhật do Trung ương quản lý).

+ Khu dân cư: Hình thành 5 khu dân cư quy mô từ 3 - 4,5 vạn dân cho từng khu:

- Khu Thị Cầu - Đáp Cầu: 150 ha

- Khu trung tâm đô thị mới: 200 ha

- Khu Thành cổ Văn Miếu: 150 ha

- Khu cổng Ô Hoà Đình: 170 ha

- Khu Vạn An- Kinh Bắc: 122 ha

+ Trung tâm thị xã: Bao gồm các trung tâm chính trị, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, văn hoá, làng nghề truyền thống được nối kết với nhau theo một hệ trục trung tâm dẫn từ chân đồi bệnh viện tới chân đồi 38.

- Trung tâm hành chính- chính trị: bố trí tại khu vực suối Hoa sau đồi bệnh viện.   

- Trung tâm công cộng dịch vụ thương mại: bố trí tại ngã tư trên đường 18.

- Trung tâm văn hoá: bố trí xen lẫn trong khu trung tâm đô thị mới gần đồi Văn Miếu và trên trục trung tâm mới của đô thị.

- Trung tâm thể dục thể thao: bố trí tại khu vực đường 38 cạnh đồi Văn Miếu.

- Trung tâm làng nghề truyền thống: bố trí tại cổng Ô Hoà Đình.

+ Công viên:

- Công viên cây xanh - vui chơi giải trí: bố trí tại khu trung tâm thị xã.

- Công viên văn hoá: bố trí tại hồ Đồng Trầm 

- Công viên cảnh quan: bao gồm toàn bộ hệ thống đồi bát úp ở khu Thị Cầu - Đáp Cầu

- Cây xanh cách ly dọc hai bên tuyến đường sắt hiện có.

b. Quan điểm:

* Tôn trọng địa hình cảnh quan thiên nhiên, khai thác tối ưu thế mạnh về cảnh quan phục vụ du lịch.

* Khai thác phát huy các tiềm năng về văn hoá lịch sử của một đô thị đã từng là trung tâm văn hoá Kinh Bắc nổi tiếng là vùng đất học và văn hoá Quan họ.

c. Tổ chức không gian đô thị:

* Toàn bộ thị xã Bắc Ninh chia ra làm 5 khu ở chính và một trung tâm du lịch bao gồm các di tích lịch sử văn hoá (đình Cổ Mễ, đền Cổ Mễ, hồ Đồng Trầm, đồi pháo thủ và các đồi bát úp tại Thị Cầu - Đáp Cầu). Kiến trúc mái dốc, thấp tầng chủ yếu là cây xanh công viên văn hoá với không khí lễ hội quan họ, dịch vụ văn hoá và vui chơi giải trí.

* Khu trung tâm đô thị mới nằm giữa khu Thị Cầu - Đáp Cầu và khu Thành cổ - Văn miếu. Đây là khu vực trọng tâm của đô thị bao gồm các trung tâm chính trị, văn hoá, thể dục thể thao, trung tâm dịch vụ thương mại. Kiến trúc trong khu vực này phải tạo thành một quần thể thống nhất với các công trình hợp khối đến mức tối đa, tạo bộ mặt kiến trúc cho một đô thị hiện đại với hệ thống trục trung tâm - quảng trường đi bộ, vòi phun - các kiến trúc nhỏ và cây xanh. 

* Khu Thành cổ - Văn miếu : Đây là khu vực mang tính văn hoá cao, với các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và một công viên văn hoá - vui chơi giải trí chung của toàn đô thị (bao quanh khu vực Văn miếu). Hình thành trục cảnh quan về văn hoá từ cổng Bắc Thành cổ Bắc Ninh tới Văn miếu. Kết thúc của trục này tổ chức một đoạn phố văn hoá là nơi giao lưu trao đổi các sản phẩm về văn hoá, trình diễn và bán hàng tiểu thủ công đặc sắc của khu vực và các nhà hàng với các món ăn truyền thống của các làng quan họ.

* Khu vực Bắc Ninh (Cổng Ô - Hoà Đình) : chủ yếu là nhà ở xây mới và một trung tâm làng nghề. Gắn kết khu Thành cổ, điểm dân cư Bắc Ninh trục trung tâm điểm dân cư Thị Cầu - Đáp Cầu với trung tâm du lịch văn hoá Quan họ bằng một hệ thống giao thông đường bộ và cầu vượt qua tuyến đường sắt hiện có, tạo thành một trục không gian liên hoàn kết hợp cây xanh công viên, văn hoá, thể dục thể thao, du lịch cảnh quan.

d. Tổ chức hệ trục trung tâm:  

* Hệ trục trung tâm bao gồm các trung tâm hành chính, trung tâm văn hoá, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm dịch vụ thương mại. Tất cả các trung tâm này được bố trí dọc theo hai bên đường trục chính của đô thị.

* Trung tâm hành chính đặt tại khu vực chân đồi bệnh viện với quần thể cây xanh, vòi phun.

* Trung tâm thể dục thể thao đặt sát đường quốc lộ mới tạo được hướng nhìn đẹp cũng như có tác dụng cảnh quan.    

* Trên toàn bộ hệ trục trung tâm đều có sự phối kết chặt chẽ giữa các tổ hợp công trình, cây xanh, tượng đài, vòi phun.

III.5  ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT GIAO THÔNG.

III.5.1  Giao thông đối ngoại:

- Quốc lộ 1A chuyển khỏi thị xã cách quốc lộ 1A hiện tại 3km về phía Đông, cắt qua sông Cầu ở vị trí cách cầu cũ về phía hạ lưu 1 km (TEDI đang xây dựng).

+ Lòng đường xe chạy rộng 15 x 2 = 30m

+ Giải phân cách 5m

+ Nền đường rộng 35m

+ Giải lưu không mỗi bên là 20m

- Quốc lộ 18A chuyển khỏi thị xã về phía Nam giao cắt với đường 1A cũ và cách trung tâm thị xã cũ 2 km (TEDI đang lập dự án)

- Nâng cấp tỉnh lộ 20, đảm bảo phục vụ cho việc phát triển cảng sông.

- Đường sắt quốc gia vẫn giữ nguyên hiện trạng, có hai ga hiện có là ga hành khách ở trung tâm cũ và ga hàng hoá phía gần sông Cầu.

- Cải tạo, nâng cấp hệ cảng sông để đạt công suất 0,3 - 0,5 triệu tấn/ năm, luồng lạch cần nạo vét đạt độ sâu cho tàu và xà lan 300 - 400 tấn vào. Tổ chức thêm cảng hành khách phục vụ cho du lịch gần đền Bà chúa kho.

- Bến ô tô nội địa và liên tỉnh quy hoạch về phía Nam gần quốc lộ 1A cũ và quốc lộ 18A mới có tổng diện tích 3,68 ha.

* Các công trình đầu mối:

          Để đảm bảo an toàn giao thông, dự kiến tổ chức giao nhau khác cao độ tại các giao cắt với quốc lộ 1A, quốc lộ 18A mới và tuyến đường sắt quốc gia* Tại các ngả giao nhau có mật độ xe lớn tổ chức các đảo tròn (R > 30m

III.5.2  Giao thông đối nội: 

- Mạng lưới: hình thành theo dạng ô bàn cờ bao gồm trục trung tâm, đường vành đai chính và các đường khu vực nối liền các đường vành đai.

- Mạng đường nội thị bao gồm:

+ Đường phố chính cấp I: đây là trục trung tâm cần xây dựng khang trang, hai bên đường là các công trình công cộng, hành chính của tỉnh. 

+ Đường phố chính cấp II: đây là trục đường lễ hội, bắt đầu từ khu Thành cổ nối với khu bảo tồn đồi Văn bia Tiến Sỹ và bảo tàng dân tộc Bắc Ninh, kết thúc bằng khu trung tâm thể thao. Hai bên đường trồng cây xanh tạo trục cảnh quan. 

+ Đường khu vực: đay là tuyến đường vành đai chạy dài suốt thị xã theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 18A cũ, tỉnh lộ 38 v.v...

+ Đường nội bộ: khoảng cách giữa các đường 300- 400m.


No comments: