BIỆN PHÁP THI CÔNG THANG MÁNG CÁP. - revit mep huy hoang

REVIT MEP HUY HOANG

Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

C:\Users\tuyen\Desktop\SCAN\0. Ảnh công trình

REVIT MEP HUY HOANG

REVIT MEP HUY HOANG
Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

Sunday 19 May 2024

BIỆN PHÁP THI CÔNG THANG MÁNG CÁP.

 

BIỆN PHÁP THI CÔNG THANG MÁNG CÁP.

1. Tiêu chuẩn áp dụng.

-       TCVN 9207:2012: Tiêu chuẩn đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.

-       TCVN 9208-2012: Tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp.

2. Công tác chuẩn bị.

-       Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết.

-       Công nhân thi công phần thang máng cáp cho hệ thống điện sẽ được chia theo từng đội, nhóm.

      + Mỗi đội từ 15 đến 20 người.

      + Mỗi nhóm từ 3 đến 5 người.

-       Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phương tiện thi công.

3. Công tác thi công.

3.1. Xác định vị trí:

-       Thang máng cáp được đưa lên các tầng bằng vận thang.

-       Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước đo kết hợp nivo để xác định toạ độ, kích thước bản vẽ thi công thang máng cáp. Căn cứ vào tường, vách, trụ để xác định tọa độ các vị trí thi công làm cơ sở để xác định vị trí, tuyến đi của hệ thống.

-       Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệ điều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy với nhau để xử lý.

-        Xác định toạ độ 2 điểm sau đó sử dụng máy Laser để phóng tuyến, lộ đi thang cáp, máng cáp.

-       Chuẩn bị dụng cụ thi công, nguồn điện thi công.

3.2. Lắp đặt giá đỡ:

-       Sau khi xác định tuyến lắp đặt thang máng cáp, định vị các vị trí đai quang treo, giá đỡ dùng thước và máy Laser xác định được các vị trí lắp đặt các ti treo (kích thước của ti treo, khoảng cách lắp ti phụ thuộc vào trọng lượng của thang máng cáp).

-       Lắp đặt hệ thống giá đỡ:

+    Khoan trực tiếp vào trần, dầm bê tông, sau đó ta dùng búa đóng chặt nở đạn vào lỗ vừa khoan.

+    Tính cao độ, khoảng cách từ đáy thang máng cáp so với trần giả, dầm bê tông, và trần và bản vẽ được duyệt ta cắt ti ren với kích thước vừa đủ để bắt lên trần.

+    Sau đó, dùng ê cu công, long đền công siết chặt một đầu ti ren vào nở đạn bắn trên trần.

+    Đầu ti ren còn lại sẽ được bắt vào đai quang treo, giá đỡ thang máng cáp.

+    Bulong giá đỡ được bắt sao cho đầu ren quay ra ngoài.

3.3. Hình ảnh minh họa các bước lắp đặt:


H1: Khoan tạo lỗ trên trần bê tông


H2: Đóng nở

 

      Bảng thông số tương ứng cho nở đạn và lỗ khoan bắt nở:

 

Thông số kỹ thuật (mm)

Size Nở đạn (mm)

M6X25

M6X30

M8X40

M10X40

M12X50

Mũi khoan (mm)

8

8

10

12

15

 

Lắp đặt ti treo:


              

 

      Bảng thông số tương ứng ty treo thang máng cáp:

 

 

Thông số kỹ thuật (mm)

Trunking

50x50

100x100

200x100

200x150

300x150

800x150

Ti ren (size)

M6

M8

M8

M8

M10

M12

 

*    Đối với máng cáp với tất cả kích thước thì dùng giá đỡ và lắp đặt theo phương pháp sau:

 




* Đối với thang máng cáp lắp trên tường phải có hệ thống giá đỡ L và lắp theo phương pháp sau:



Bảng tra kích thước giá đỡ:

 

Thông số kỹ thuật (mm)

Trunking

50x50

100x100

200x100

200x150

300x150

800x150

Giá đỡ (V)

V3

V3

V5

V5

V6

V8

 

*    Đối với thang máng cáp lắp đặt xếp theo tầng chồng lên nhau hoặc xếp song song cùng chung 1 giá đỡ với khoảng cách cho phép thì yêu cầu về phần giá đỡ phải lớn gấp đôi với phương pháp lắp đặt cho 1 tầng thang máng để chịu được trọng lượng thang máng và dây cáp. Hình thức lắp đặt được minh họa như sau:

 


 

Hình ảnh lắp đặt thực tế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*    Lắp đặt thang máng cáp vượt dầm hoặc tránh nhau:


*    Lắp đặt thang máng cáp trục đứng:

Text Box: Thang cáp mạ kẽm


 



Chi tiết gắn tường, bê tông

3.4. Lắp đặt thang máng cáp:

-       Sau khi xác định các vị trí, tuyến đi của thang máng cáp, công nhân sẽ gia công các phần thang máng cáp phù hợp với từng vị trí, phương pháp gia công cụ thể như sau:

-       Thang máng cáp được gia công theo kích thước thực tế bằng máy cắt.

-       Dùng máy mài nhẵn vị trí cắt, không có ba via để tránh làm ảnh hưởng đến lớp cách điện của cáp.

-       Đưa các chi tiết đến vị trí lắp đặt và tiến hành lắp theo tuần tự và tiến hành đấu nối bằng bu lông.

-       Cố định thang máng cáp vào hệ thống giá đỡ.

-       Cần kiểm tra cao độ, độ thẳng, độ nghiêng bằng máy Laser, quả dọi và tiến hành hiệu chỉnh đai treo để đảm bảo lắp đặt tuyến thang máng cáp theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Bảng Quy định ty treo giá đỡ cho thang máng cáp:

 

Kiểu giá đỡ

Khoảng cách  giá đỡ

 

 

W ≤300

300 < W ≤ 500

W > 500

Theo phương ngang

1500mm

1500mm

1200mm

Theo phương đứng

1600 mm

Giá Cứng vào dầm, sàn

2000

2000

 

      Chú ý: Trong quá trình thi công những vị trí thi công nào không đảm bảo an toàn nhà thầu có trách nhiệm báo lại cho nhà thầu xây dựng, TVGS, Ban QLDA để xử lý, gia cố kịp thời.

3.5 Quy trình kiểm soát chất lượng:

-       Kiểm tra và hoàn thiện máng điện đã lắp đặt xong: cao độ, thứ tự lớp máng, khoảng cách giữa các lớp và trục chuẩn, thẳng theo phương ngang/ phương thẳng đứng (với các máng chạy theo chiều thẳng đứng) và dọc trục, vững chắc, không bị biến dạng... Kiểm tra, bổ sung và siết chặt bu-lông nối máng, bổ sung dây đẳng thế (nếu cần). Kiểm tra, tẩy các gờ sắc cạnh trên mép máng và các vết cắt, sơn dặm tại các vị trí cắt hoặc trầy xước.

-       Kiểm tra các hư hỏng vỏ và sơn.

-       Cân chỉnh, khắc phục các lỗi sau khi kiểm tra.

-       Kiểm tra vệ sinh toàn bộ máng cáp.

4. Công tác nghiệm thu.

-       Nghiệm thu nội bộ - đạt.

-       Gửi giấy mời nghiệm thu với CĐT và TVGS.

-       Nghiệm thu với CĐT và TVGS - đạt.

-       Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

III. BIỆN PHÁP THI CÔNG DÂY & CÁP ĐIỆN.

1. Tiêu chuẩn áp dụng.

-      TCVN 9207:2012 Tiêu chuẩn đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.

-       11 TCN-19-2006 Hệ thống đường dẫn điện – Quy phạm trang bị điện phần II do bộ Công Nghiệp ban hành.

2. Công tác chuẩn bị.

-       Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết.

-       Công nhân thi công phần kéo cáp và dây điện sẽ được chia theo từng đội, nhóm.

+  Mỗi đội từ 20 đến 25 người.

+  Mỗi nhóm từ 4 đến 8 người.

-       Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công.

3. Công tác thi công.

-       Tính toán hoặc đo đạc thực tế tại hiện trường chiều dài dây cho từng tuyến và màu dây cho từng pha. Cuộn dây trước khi cắt ra để kéo phải được kiểm tra để bảo đảm dây đạt chất lượng. Đo cách điện và thông mạch dây đạt, nhìn bên ngoài dây không bị xoắn hoặc gãy, vỏ cáp không bị nứt và trầy xước quá mức, màu sắc chưa phai thì mới được chấp nhận sử dụng.

-       Đối với từng cuộn dây, các sợi dây dài sẽ được đo đạc và cắt trước, sau đó đến các sợi cáp ngắn hơn để bảo đảm dây không bị vụn.

-       Đánh số thứ tự pha.

-       Đánh dấu lộ dây đo điện trở thông mạch, cách điện.

-       Chuẩn bị dây để kéo cho từng tuyến. Dây trong từng ống đơn sẽ được chuẩn bị thành từng bó để kéo thành một lần duy nhất.

-       Khi xả dây khỏi cuộn, phải xếp và nắn thẳng trước, đánh dấu dây ở cả hai đầu của sợi dây. Khi xếp các tuyến lại với nhau phải nắn thẳng và xếp song song với nhau.

-       Bó dây gọn gàng để kéo qua ống theo thiết kế bằng phương pháp kéo và đẩy: kéo bó dây ở một đầu và đầu còn lại được nắn và đẩy để bó dây luồn qua dễ hơn, sử dụng dây mồi để kéo.

-       Với trường hợp rải cáp trên máng điện, các cáp lớn và dài sẽ được kéo trước và sắp đặt nằm sát đáy máng, sau đó kéo các cáp nhỏ và ngắn.

-       Cáp kéo xong tiếp tục được đo kiểm tra thông mạch, cách điện và được kiểm tra bằng mắt để có thể tìm ra các hư hỏng vô ý do công tác kéo cáp.

-       Các đầu dây chờ trước khi đấu và dây dự phòng phải được băng đầu dây và cuộn lại gọn gàng. Các nhãn cáp/ nhãn đầu dây phải hướng ra ngoài và lên trên để dễ nhận biết và tìm kiếm sau này.

-       Sắp xếp lại cáp trên máng cáp hoặc ở hai đầu ống, buộc cố định cáp băng dây rút, khoảng cách các vị trí đai phải đều và đai cùng một hướng.

-       Che bảo vệ cáp trên máng cáp tại các góc, các vị trí dễ bị tiếp xúc hoặc ở hai đầu ống để tránh các hư hỏng do va chạm vô ý.

-       Kiểm tra, đánh dấu các cáp đã kéo xong vào bản vẽ thi công/ sổ cáp và tổng hợp khối lượng. Làm yêu cầu tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu nghiệm thu thi công.

-       Vệ sinh toàn bộ vật liệu thừa, giữ khu vực thi công sạch và gọn gàng.

-       Quy cách đầu chờ dây cáp điện.

-       Vị trí công tắc, ổ cắm: 200mm.

-       Đèn: từ trần thạch cao 200mm đến 300mm.


Chi tiết lắp đặt dây cáp trên thang máng


Chi tiết lắp đặt dây cáp trên thang máng

1.      Quy trình kiểm soát chất lượng.

-       Kiểm tra tổng thể công tác lắp cáp điện, sắp xếp cáp trên máng, việc cố định và đấu nối cáp vào thiết bị.

-       Kiểm tra thông mạch tất các cáp điện cấp nguồn cho thiết bị.

-       Kiểm tra cách điện cho toàn bộ cáp điện.

-       Kiểm tra độ chặt của cáp điện đấu nối vào thiết bị

-       Cân chỉnh, khắc phục các lỗi sau khi kiểm tra.

5. Công tác nghiệm thu.

-       Nghiệm thu nội bộ - đạt.

-       Gửi giấy mời nghiệm thu với CĐT và TVGS.

-       Nghiệm thu với CĐT và TVGS - đạt.

-       Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

 

No comments: