ĐỒ ÁN CẢI TẠO MỞ DỘNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC - PHẦN 5 - revit mep huy hoang

REVIT MEP HUY HOANG

Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

C:\Users\tuyen\Desktop\SCAN\0. Ảnh công trình

REVIT MEP HUY HOANG

REVIT MEP HUY HOANG
Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

Wednesday, 22 May 2024

ĐỒ ÁN CẢI TẠO MỞ DỘNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC - PHẦN 5

 CHƯƠNG V

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THỊ XÃ BẮC NINH-PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO MỞ RỘNG.

V.1.HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC CỦA THỊ XÃ BẮC NINH.

Tính đến tháng 4/1998, Bắc Ninh là thị xã duy nhất lân cận Hà Nội  chưa có hệ thống cấp nước sạch, nhân dân thị xã Bắc Ninh hoàn toàn chưa có nguồn nước sạch nào hợp vệ sinh để sử dụng, nguồn nước dành cho sinh hoạt ăn uống của các hộ gia đình chủ yếu là nước khai thác từ giếng khơi, nước mưa và nước giếng khoan, nước Sông Cầu và nước sông hồ.                                     

Bên cạnh đó trên địa bàn thị xã Bắc Ninh còn một số trạm cấp nước cục bộ như:

- Trạm cấp nước Nhà máy kính Đáp Cầu, công suất 3.000 m3/ngày. Thực tế khai thác công suất 2.000 m3/ngày (nguồn nước ngầm tại khu vực làng Đẩu Hàn).

-Trạm cấp nước Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, công suất 1.000 m3/ngày (lấy nước sông Cầu 500 m3/ngày, nước ngầm 500 m3/ngày)

- Trạm cấp nước khu nhà nghỉ Suối Hoa công suất 80 m3/ngàyđêm

Các trạm này chỉ cấp nước cho các hộ là cán bộ công nhân viên của các cơ sở sản xuất trên với tổng số khoảng 2.000 người.

Nhìn chung, các trạm cấp nước riêng lẻ có công suất nhỏ, dùng nước ngầm là chủ yếu. Các công trình xử lý đã xây dựng từ lâu, lạc hậu, thiết bị cũ, chất lượng nước sau khi xử lý không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Đến 21/4/1998 cơ bản các hạng mục chính của hệ thống cấp nước thị xã Bắc Ninh giai đoạn I đã hoàn thành và chính thức cấp nước cho thị xã bao gồm.

-Khoan 8 giếng khai thác công suất 80 m3/h, có độ sâu trung bình 25 - 31 m (có 2 giếng dự phòng)

- Xây dựng và lắp đặt 8 trạm bơm giếng

- Tuyến ống nước thô DN 200 - 450, L = 5,6 km

- Khu xử lý nước gồm:

+ Thiết bị làm thoáng bằng tháp làm thoáng  tải trọng cao

+ Cụm lắng lọc hợp khối

+ Trạm bơm nước sạch + rửa lọc

+ Trạm Cloratơ

+ Bể chứa nước 4.000  m3 (khu xử lý)

+ Bể chứa 1.500 m3 (đài nước) trên đồi

+ Đường ống kỹ thuật và hệ thống thoát nước

+ Nhà điều hành sản xuất

+ Nhà kho xưởng, ga ra sân bãi đường nội bộ, tường rào nhà thường trực

- Khu xử lý bùn:

+ Bốn  bể lắng đứng F = 4,8 x 4,8 m

+ Trạm bơm 6,3 x 15 m

+ Gian pha chế phèn

+ Nhà điều hành dự án

+ Nhà quản lý bãi giếng

+ Hệ thống điện cao thế - Máy biến thế

+ Hệ thống điện hạ thế khu vực bãi giếng và khu xử lý

- Mạng lưới đường ống phân phối:

+ Ống gang dẻo DN 250 - 600 L =   4.826 m

+ Ống nhựa PVC DN 100 - 250 L = 17.150 m

DN 80 - 15 L = 60.000 m

Đến nay, sau 3 năm tiếp tục hoàn thiện và mở rộng hệ thống cấp nước Bắc Ninh đã cấp nước đến toàn bộ 9 phường xã và hầu hết các cơ quan, cơ sở sản xuất trong phạm vi thị xã; Mạng đường ống dịch vụ (có đường kính từ 80 - 25 mm) và một số tuyến ống bổ sung đã hoàn thiện nâng tổng số mạng lưới đường ống lên gần 120 km.

Bảng 2.14 - Số liệu sử dụng nước sạch tính đến đầu năm 2001

Đối tượng sử dụng nước Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú

Hộ dân 12.000 70.6 Tính đến năm 2001 toàn thị xã Bắc Ninh có 17.000 hộ dân, tương đương khoảng 75.500 người)

Bệnh viện 3 100

Cơ quan hành chính 60 98

Trường học 24 99

Cơ sở sản xuất 70 80



Qua tỷ lệ đựơc sử dụng nước sạch ở bảng trên ta thấy phạm vi cấp nước của thị xã Bắc Ninh còn thấp và không đồng đều vì đén năm 2001 thị xã chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu cấp nước ở nội thị và 50% ở ngoại thị.

Như vậy với tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã về mọi mặt đặc biệt là sự ra tăng dân số rất nhanh theo dự báo đến năm 2010 là 148.000 người và năm 2020 lên tới 176.000 người. Trong khi thị xã chỉ có một nhà máy cấp nước công suất 12.000 m3/ngày.đêm. Cùng với hệ thống cấp nước nhỏ bé không đáp ứng đựơc nhu cầu dùng nước cho thị xã ở thời điểm hiện tại và trong tương lại.

V.2.PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP MỞ RỘNG HTCN CHO T.X BẮC NINH.

Theo viện quy hoạch xây dựng thị xã Bắc Ninh năm 1997 – 2020 củ viện quy hoạch đô thị – Bộ xây dựng,  tiêu chuẩn cấp nước   năm 2005 và 2020 như sau:   Theo mức độ đô thị hoá của thị xã Bắc Ninh tính đến năm 2020 mức sống của người dân tương đối cao chỉ tiêu cấp nước là 130(l/người ngđ) tỷ lệ cấp nước toàn thị xã là  80 theo thông số thống kê dân số toàn thị xã Bắc Ninh là 176.000(người) với diện tích 2550ha, cùng với chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao, nhu cầu dùng nước cũng tăng theo trong khi đó thực trạng cấp nước của nhà máy như đã nêu ở phần trên chỉ đáp ứng được phần nhất định.

Do vậy việc cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước của thị xã Bắc Ninh là thiết yếu và được nhiều cơ quan, ban ngành các cấp quan tâm. Hiện nay thị xã cũng đã có dự án cho giai đoạn tới nhưng để thực hiện đựơc nó phải đề xuất và lựa chọn phương án cải tạo tốt nhất, áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị xã.

1.Phương án cải tạo và nâng cấp mở rộng công suất nhà máy cấp nước.

a.Nguồn nước:

Căn cứ vào đặc điểm nguồn nước của thị xã Bắc Ninh ta thấy thị xã có 2 nguồn nước dồi dào và trữ lượng rất lớn đó là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

* Nước mặt: Sông Cầu là nguồn nước mặn lớn chảy qua phía Bắc thị xã. Sông bắt nguồn từ vùng núi Thái Nguyên qua chợ Đồn Bắc Cạn, Thái Nguyên về Bắc Ninh, Phả Lại.

- Đặc điểm chính của Sông Cầu: Chiều dài 288km

+ Tại khu vực Bắc Ninh: Chiều rộng của lòng sông: 70 -150m

Mực nước max: 8.09m ( 1971 ).

Mực nước min: -0,17 năm ( 1 960)

Độ đục trung bình: 346g/m3.

- Lưu lượng tối đa: 3.490m3/s (8/1967).

- Lưu lượng tối thiểu: 4,3 m3/s (3/1966).

Mùa lũ kéo dài 5 tháng: Từ tháng 6 đến tháng 10.

Mùa cạn: Từ tháng 11 đến tháng 5.

Trên Sông Cầu giới hạn mặn 4% năm ở Phả Lại, tuy nhiên vào thời điểm kiệt nhất nước mặn vượt lên đến Bắc Ninh với hàm lượng 1%. Lượng vi trùng Côli cao. Trong tương lai cần phải kiểm soát và xử lý mọi nguồn nước thải ra Sông Cầu. Thành phần khoáng hoá nước Sông Cầu được xác định theo Bảng sau:


BÁO CÁO VỀ NGUỒN NƯỚC SÔNG CẦU.

(Về diễn biến chất lượng)


Các chỉ tiêu Đơn vị III/1994 XI/1994 III/1995

PH 7.5 8.15 7.86

NO2- mg/l 0.015 0.05

NH4+ mg/l 1.10 Vết có vết

Fe tổng số mg/l 0.128 0.02

CL- mg/l 4.62 14.2 17.75

Ca2+ mg/l 21.60 15.0 40.0

Mg2+ mg/l 8.84 9.0 9.0

HCO3- mg/l 47.60 1.60 1.80

Độ cứng mg/l 1.50 1.75

Độ kiềm mg/l 1.60 1.80

Cặn lơ lửng mg/l 55

Cặn tan mg/l 41.0

BOD mg/l 2.10 2.65

COD mg/l 5.20 3.80 4.30

DO mg/l 6.70 6.90

Coliform MPN/100 340 500

Fecal coli MPN/100 310 330

Cljierjrigais mg/l 5 7

Cu mg/l 0.005 0.080 0.006

Pb mg/l 0.016 0.0177 0.003

Cd mg/l 0.0018 0.005 0.0017

Cr3+ mg/l 0.0037 0.016

Cr6+ mg/l 0.0064 0.008

Cr mg/l 0.0101 0.024

Hg mg/l 0.0006 0.00035

As mg/l 0.001 0.004 0.0018

Phenol mg/l 0.004 0.007 0.0023

CN- mg/l 0.001 0.010

NO3- mg/l 0.65


 *  Nguồn nước ngầm:

- Đoàn Địa chất 58 - liên đoàn II địa. chất thuỷ văn đã tiến hành thăm dò sơ bộ nước dưới đất vùng Bắc Ninh, diện tích 253km2, thời gian từ tháng 1/1983  12/1985 với khối lượng khoan 65 lỗ khoan có tổng chiều đài sâu 2827m, bơm thí nghiệm 58 lỗ khoan với bơm thí nghiệm 3 chùm 833.857 và 850. Tài liệu thu thập được đảm bảo độ tin cậy để lập báo cáo tính trữ lượng khai thác nước dưới đất 'Vùng Bắc Ninh" được phân chia 6 đơn vị địa chất thuỷ văn trong đó tầng chứa nước trong cuội, sạn sỏi, aluvi thuộc trầm tích thứ tự là đối tượng cung cấp nước duy nhất cho đồng bằng Bắc bộ nói chung, vùng Bắc Ninh nói riêng, chiều dày tầng trung bình 10-25m, là tầng chứa nước có áp. Tầng chứa nước khá phong phú, tỷ lưu lượng 3,5- 10,61/s.m có khi đạt 13,941/s.m. Độ dần áp (a) thay đổi từ 104 đến 1,07.105m2/ng. Tầng có quan hệ thử lực của sông Cầu, chịu ảnh hưởng sự dao động của nước sông. Nước dưới đất cung cấp cho sông vào mùa khô, mùa mưa, nước sông lại cung cấp trở lại cho tầng chứa nước Q4 Nhìn chung, có thể phân chia thuỷ văn vùng Bắc Ninh thành khu vực.

- Khu vực ven sông gần Đáp Câu phía Tây đường Quốc lộ 1A: Đây là khu vực cớ trữ lượng nước dưới đất lớn nhất cung cấp cho thị xã, lưu lượng các giếng khoan đạt từ 9,6 đến 14,71 l/s (830 - 1300m3/ngđ) các chỉ số về độ khoáng hoá, vi sinh và các nguyên tố độc hại có trong nước đạt tiêu chuẩn.

- Khu vực ven sông Đáp Câu phía Đông Nam đường quốc lộ 1A với nhiều giếng khoan trong khu vực cho thấy lưu lượng giếng khá cao có giếng đạt 27.68l/s (2200m3/gđ) (LK 833). Tuy nhiên để có thể chính thức khai thác cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt cần phải khảo sát cụ thể và đánh giá toàn diện hơn về chất lượng

- Khu vực dọc đường 18 đi Phả Lại: Đặc trưng bởi chùm LK 850 cho thấy lưu lượng khá lớn qS = 25,3 1 l/s (2100m3/ngđ). Khu vực này cần kháo sát kỹ hơn về chất lượng trước khi khai thác chính thức

- Khu vực thị xã: Một số các lỗ khoan 872 (Xuân Đông 816 (Đông Phong), 818 (đường đi Đa Phúc) cho thấy lưu lượng nghèo đạt 0.14  2.61l/s (10  200m3/ngđ)

Tóm lại, có 3 khu vực xung quanh thị xã Bắc ninh có khả năng cấp nước khu vực ven Sông Cầu thuộc làng Hữu Chấp và làng Đầu Hàn (thuộc xã Hoà Long - Yên Phong) lưu lượng dự kiến có thể cấp được đến 20.000m3/ngđ.

Khu vực dọc đường 18 đi Phả Lại vị trí lân cận công ty liên doanh kính nổi Việt- Nhật lưu lượng dự kiến 6000m3/ngđ.

Sông Cầu:Vị trí phía trên đầu Cầu Đáp Cầu cách cảng cát khoảng 700 m lưu lượng khai thác ( dự kiến đến năm 2010 khoảng 10.000m3/ngđ. Trong tương lai đây sẽ là nguồn cấp nước chủ yếu cho nhu cầu của TX Bắc Ninh và các khu vực lân cận . Tuy nhiên ,để đáp ứng được vai trò đó, Sông Cầu cần được quản lý chặt chẽ hơn - Toàn bộ các nguồn nước thải vào Sông Cầu phải được kiểm soát và phải được xử lý đạt yêu cầu cho phép, có qui định cụ thể về sử dụng nước tưới phục vụ nông nghiệp và tiêu nước trong mùa lụt, các khu dân cư ven sông phải được qui hoạch thống nhất và quản lý triệt để. Nhiệm vụ này phải được thực hiện bởi tất cả các địa phương liên quan đến lưu vực của Sông Cầu và các cơ quan hưởng lợi trực tiếp từ

*Chọn nguồn:

- Nước ngầm vùng phía bắc TX Bắc Ninh có trữ lượng khá lớn.  Các thông số địa chất thuỷ văn cho thấy khả năng lưu thông nước rất lớn. Khu vực có khả năng khai thác với trữ lượng các và chất lượng nước đảm bảo là khu vực thuộc làng Hữu Chấp và làng Đẩu Hàn thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong. Với trữ lượng cấp A + B riêng khu vực này là 13.000m3/ngđ và trữ lượng cấp 1 dự trữ nâng cao công suất lên 9.600 m3/ngđ. Khu vực này hoàn toàn có khả năng đáp ứng cho nhu cầu dùng nước của Bắc Ninh trong đợt đầu đến năm 2000 là 11.000m3/ngđ . Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho địa tầng chỉ nên khai thác với lưu lượng tối đa là 20.000 m3/ngđ , và trong tương lai cần thăm dò khai thác thêm nghiên cứu thêm nhằm nâng cao trữ lượng đáp ứng công suất hệ thống cấp nước. Nước ngầm phía đông nam thị xã Bắc Ninh : Khu vực nhà máy LD kính nổi Việt - Nhật mặc dù lưu lượng khá rồi dào , tuy nhiên chưa chắc chắn về chất lượng nhưng theo chuyên môn có thể tận dụng được công suất khai thác được khoảng 6000m3/ngđ , bên cạnh việc cấp cho TX Bắc Ninh còn có thể cấp cho khu công nghiệp Quế Võ đang hình thành

- Nước Sông Cầu là nguồn nước mặt phong phú về lưu lượng. Chất lượng nước sông khu vực thị xã chưa được nghiên cứu kỹ, cần nghiên cứu kỹ chất lượng nước Sông Cầu để bổ xung nguồn nước cho thị xã trong tương lai.

  (Tài liệu do Sở Xây Dựng Bắc Ninh cấp)


* Đánh giá và lựa chọn nguồn nước.

Qua phân tích 2 nguồn nước trên cho thấy nước Sông Cầu có trữ lượng lớn thoả mãn nhu cầu khai thác. Về chất lượng nước sông bị ô nhiễm về độ bẩn, chế độ thuỷ văn phức tạp, mực nước dao động theo mùa lớn 8,4 m, mùa mưa lũ nước sông rất đục, nhiều cặn bẩn. Vì vậy không dùng nước Sông Cầu làm nguồn nước cấp nước cho thị xã.

Căn cứ vào kết quả thăm dò sơ bộ lượng nước trong đất của thị xã Bắc Ninh ở trên ta thấy phía bắc thị xã có nguồn nước ngầm dồi dào và có khả năng cung cấp nước cho thị xã với công suất theo yêu cầu cải tạo, nhất là Nước ngầm tại khu vực Hữu Chấp, về trữ lượng đáp ứng được yêu cầu khai thác. Các mẫu xét nghiệm về lý hoá, vi trùng cho thấy nước ngầm không bị nhiễm bẩn. Về chất lượng nước ngầm tuy có hàm lượng Fe, nhưng nước qua xử lý sẽ đảm bảo tiêu chuẩn về cấp nước cho sinh hoạt. Vì thế ta vẫn cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước của thị xã ở vị trí hiện nay. Và hiện đến năm 2020 ta vẫn khai thác nước ngầm và cũng nghiên cứu việc khai thác nước mặt trong tương lai.

+ Kết luận: Qua phân tích tình hình hiện trạng chất lượng nguồn nước như trên . Em quyết định lựa chọn nguồn nước ngầm để cung cấp nước cho Thị xã  Bắc Ninh,Tỉnh Bắc Ninh

b.Cải tạo và nâng cấp trạm xử lý:

Hiện nay trạm xử lý mới xử lý được 12.000m3/ng.đ với công nghệ hiện tại:

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý  hiện tại như sau:

          

Như vậy để đáp ứng nhu cầu dùng nước của thị xã Bắc Ninh đến 2020 là 50.000m3/ng.đ ta cần mở rộng công suất trạm xử lý thêm 38.000m3/ng.đ.

Với nhà máy hiện tại của thị xã Bắc Ninh mới xây dựng và khánh thành năm 2000 nên các thiết bị trong hệ thống vẫn còn mới và hoạt động tốt và đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Vậy để mở rộng công suất lên 38.000m3/ng.đ ta tính toán để mở rộng hoặc thêm một số công trình để đảm bảo dây truyền công nghệ xử lý như:

- Thêm thiết bị làm thoáng tải trọng cao.

- Mở rộng cụm lắng lọc hợp khối.

- Mở rộng trạm bơm cấp II + rửa lọc.

- Tăng khu chứa nước, khu xử lý.

- Xây dựng thêm đài nước mới có dung tích theo yêu cầu thiết kế.

- Tháp làm thoáng…..

Như vậy phần lớn các thiết bị trong khu trạm xử lý đều đảm bảo kỹ thuật và được giữ lại chỉ xem xét các phần mở rộng thêm hoặc xây mới thêm các công trình khác.

c. Mở rộng và cải tạo nâng cấp mạng lưới đường ống:

Để đảm bảo được việc cung cấp nước đầy đủ đến mọi khách hàng đến năm 2020 thì ta phải đánh giá xem xét các loại ống hiện có. Do nhà máy mới xây và lắp đặt đường ống nên phần lớn ống còn mới và sử dụng được. 

Ta cần mở rộng và xem các đường ống cũ có còn bổ sung thêm những đoạn ống mới theo quy hoạch cấp nước tính toán thuỷ lực.


No comments: